Khám phá được công bố trong tạp chí Current Biology đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về sự bùng nổ sự sống trên Trái Đất vào khoảng 541 triệu năm trước.
Có tên gọi là Capinatator praetermissus, sinh vật này khác biệt đến mức các nhà khoa học cho rằng các hóa thạch tìm được đại diện cho không chỉ một loài mới, mà còn là một chi mới của sự sống.
Với chiều dài hơn 10 cm vàphần xương sống dài khoảng 0.8 mm, thức ăn chủ yếu của loài sâu biển là sinh vật phù du nhỏ và các sinh vật thuộc giống tôm.
Theo Derek Briggs – chuyên gia thuộc trường đại học Yale, đây cũng là tổ tiên của một nhóm sâu biển có tên gọi là Chaetognatha, sinh vật rất phổ biến ở các đại dương trên thế giới. Phiên bản tiền sử này lớn và có nhiều gai nhọn trên mặt hơn nhưng lại không sở hữu hàm răng đặc biệt như con cháu của nó. Nhóm nghiên cứu phát hiện kho tàng hóa thạch này tại hai công viên quốc gia ở British Columbia, Canada.
"Có cấu tạo giống như các lưỡi câu thu nhỏ mặc dù mềm mại hơn, sinh vật biển có thể bắt được con mồi dễ dàng. Thật khó để lí giải tại sao lại có rất nhiều gai vẫn còn tồn tại trong hóa thạch, nhưng có lẽ chính vì những gai này nên loài sâu biển trên có thể là một kẻ săn mồi thành công", Briggs nói.
Khi con mồi đến gần, những gai nhọn giống như hàm của con sâu khép lại và bữa tối được phục vụ.
Capinatator đã sống vào thời điểm hơn 500 triệu năm trước, khi mà các loài sinh vật bắt đầu trở nên lớn và đa dạng hơn. Ngày nay, rất khó để tìm thấy hóa thạch hoàn chỉnh thuộc họ Chaetognatha vì chúng có thể dễ dàng bị phân hủy. Tuy nhiên, hóa thạch mới tìm được này vẫn trong tình trạng tốt đến nỗi những mô mềm vẫn còn được giữ lại; nhờ đó mà các nhà khoa học mới nhận định được loài sâu biển trông như thế nào, Briggs cho biết.
Nhà khảo cổ học Smithsonian Doug Erwin, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: khám phá này mở rộng kiến thức của các nhà khoa học về một nhóm động vật "khá bí ẩn" từ kỷ Cambri.