Phát hiện loài động vật nặng nhất trong lịch sử
Từ Hi Thái Hậu ăn 300 quả dưa hấu một lần và thói quen lãng phí thức ăn đến mức đầu bếp phải lén lút "ra tay" sau lưng / Những truyền thuyết về Ai Cập cổ đại
Tranh minh họa loài Perucetus colossus |
Xương hóa thạch của một sinh vật biển cổ đại cách đây 40 triệu năm có thể thuộc về loài động vật nặng nhất từng tồn tại trên Trái đất. Các thợ săn hóa thạch phát hiện ra tàn tích của loài cá voi khổng lồ đã tuyệt chủng từ lâu trong một khối đá ở sa mạc Ica, miền nam Peru. Các nhà nghiên cứu tin rằng những con trưởng thành hoàn toàn có thể nặng tới hàng trăm tấn.
“Nó rất khác với bất kỳ thứ gì tôi từng thấy trước đây”, ông Alberto Collareta, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Pisa (Ý), người đã làm việc trực tiếp với hóa thạch, cho biết. “Đây là bộ xương động vật có vú nặng nhất, thậm chí có thể là động vật có xương sống nặng nhất trong lịch sử Trái đất”.
Cho đến nay, cá voi xanh vẫn được coi là loài động vật có kích thước cơ thể lớn nhất thế giới. Nhưng các nhà khoa học tin rằng loài mới, được đặt tên là Perucetus colossus theo quốc gia xuất xứ và kích thước khổng lồ của nó, có thể từng lớn hơn và nặng hơn cả cá voi xanh. Mặc dù chỉ dài 20 mét, nhưng bộ xương của P.colossus nặng gấp hai đến ba lần so với bộ xương một con cá voi xanh dài 25 mét bởi vì cấu trúc xương của nó đặc hơn. Họ ước tính khối lượng cơ thể của loài này sẽ rơi vào khoảng 85 đến 340 tấn.
Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận này sau khi so sánh 13 đốt sống, 4 xương sườn và một xương hông của P. colossus với xương của các họ hàng cá voi khác. Ngoài kích thước khổng lồ của nó, P. colossus dường như đã có chi trước để đi bộ dưới đáy biển và chi sau nhỏ hơn.
Xuất bản trên tạp chí Nature, nghiên cứu của ông Collareta và các đồng nghiệp đã mô tả cách hóa thạch được phát hiện cách đây 13 năm. Không giống như hầu hết các loài cá voi khác có bộ xương tương đối nhẹ và có thể săn mồi là các sinh vật biển di chuyển nhanh, P. colossus có khung xương nặng hơn, có nhiều khả năng là loài ăn xác chết và bơi chậm.
Ông Amson cho biết phát hiện này cung cấp những hiểu biết quan trọng về các loài có vú sơ khai khổng lồ, đồng thời nói thêm rằng trong khi cá voi xanh và tổ tiên của chúng thường được tìm thấy ngoài đại dương, thì loài động vật mới này lại sinh sống ở vùng nước nông ven biển.
Ông Travis Park, một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh), tin rằng phát hiện này cho thấy động vật biển có vú đã có khối lượng cơ thể cực lớn sớm hơn khoảng 30 triệu năm so với quan niệm trước đây. “Phát hiện này chứng tỏ chúng ta vẫn còn nhiều điều phải tìm hiểu về khả năng các loài giáp xác trước khi chúng tiến hóa thành các nhóm hiện đại”, ông Park nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người chết luôn phải che một tấm vải lên mặt? Câu trả lời vô cùng đơn giản nhưng ít người nghĩ tới
CLIP: Con khỉ nghịch ngợm, cầm rắn hổ mang chơi như thú cưng nhưng cái kết mới khiến người xem giật mình
CLIP: Sư tử cái 'to gan' tát sư tử đực và cái kết khiến người xem bất ngờ
Thân thế người đứng đầu trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu: Ba lần từ chối làm quan, tên tuổi vang dội cả Trung Quốc
Bà lão dọn dẹp nhà cửa tìm thấy cổ vật ngàn năm, bàng hoàng phát hiện gốc tích tổ tiên không hề tầm thường
CLIP: Đi lạc vào địa bàn của sư tử, ngựa vằn con chết thảm