Khám phá

Phát hiện loài rắn sói mới gần biên giới Việt Nam

Các nhà khoa học đã phát hiện một loài rắn sói mới tại vùng núi Cardamom, Campuchia.

Đàn rắn lổm ngổm bò ra từ cây khô khiến người phụ nữ trẻ "sốc nặng" / Đại chiến giữa rắn và cầy mangut: Con mồi lật ngược tình thế

Loài rắn sói mới, có tên khoa học là Lycodon zoosvictoriae, được phát hiện tại vùng núi Cardamom ở miền nam Campuchia, gần biên giới với Việt Nam. Phần lớn các loài rắn sói có da màu nâu tối với những đốm trắng, một số loài khác có da màu nâu đốm tía đậm, nhưng loài Lycodon có da màu nâu sáng với những đốm màu nâu thẫm hơn.

Các nhà khoa học tin rằng màu sắc khác thường của loài rắn Lycodon zoosvictoriae giúp chúng không bị phát hiện, bất chấp những nỗ lực tìm kiếm loài rắn mới kèo dài hàng thập kỷ ở vùng núi Cardamom. “Loài rắn mới được chứng minh đặc hữu tại khu vực Cardamom”, nhà nghiên cứu bò sát Neang Thy, cho biết.

Phát hiện loài rắn sói mới gần biên giới Việt Nam - 1

Loài rắn Lycodon zoosvictoriae

Loài rắn sói không có nọc độc, nhưng chúng sẽ tự vệ khi gặp nguy hiểm. Những chiếc răng nanh của chúng có thể gây chấn thương nặng cho da. Chúng thường ăn thằn lằn và thỉnh thoảng bắt ếch. Chúng tiêu diệt con mồi bằng những chiếc răng nanh sắc nhọt như của loài sói.

Rắn sói cái có số lượng đông hơn nhiều rắn sói đực và chúng thường sinh sản trước mùa mưa. Một con cái trung bình đẻ từ 4 đến 11 trứng. Sau khoảng 3 tháng, trứng sẽ nở thành rắn con với chiều dài từ 14 đến 19 cm. Khi trưởng thành hoàn toàn, rắn sói đạt chiều dài cơ thể khoảng 50cm.

Các nhà khoa học cho biết phát hiện mới nhất cho thấy còn rất nhiều loài chưa được phát hiện tại khu vực núi Cardamom, Campuchia.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm