Khám phá

Phát hiện loài rắn vảy óng ánh cực hiếm tại Việt Nam

Lớp vảy của loài rắn này khác thường, chúng có màu sắc lóng lánh giống xà cừ, chuyển màu xanh dương và xanh lá cây dưới ánh sáng.

Vẻ đẹp độc lạ của ngôi đền cổ hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An / Những pho tượng độc đáo trong ngôi chùa cổ ở Nam Đàn

Tạp chí Copeia số ra ngày 8/12, vừa đăng tải thông tin về một loài rắn mới được nhóm nghiên cứu đến từ Viện Smithsonian và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát hiện tại Hà Giang.

Phat hien loai ran vay ong anh cuc hiem tai Viet Nam
Loài rắn mới được phát hiện tại Hà Giang

Theo các nhà khoa học, loài rắn mới không có thụ thể cảm nhận ánh sáng gắt trong mắt, chứng tỏ nó đào hang dưới lòng đất hoặc sống dưới lá cây. Những loại rắn kiểu này đặc biệt khó tìm do chúng không sống trên mặt đất.

Điều khiến các nhà khoa học chú ý chính là lớp vảy của loài rắn này khác thường, chúng có màu sắc lóng lánh giống xà cừ, chuyển màu xanh dương và xanh lá cây dưới ánh sáng. Vảy của nó khá nhỏ, gồ ghề và có họa tiết lạ mắt. Ban đầu, các nhà khoa học không biết nó thuộc loài nào, nhưng họ mau chóng nhận ra đây là loài rắn chưa từng được phát hiện.

Các nhà nghiên cứu xác định con rắn là một loài trong họ Achalinus hiếm gặp và ít được nghiên cứu nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định thêm rằng, loài rắn mới này sở hữu hàm lượng độc không kém gì so với hổ mang chúa. Liệu một "tử thần" sẽ sớm "trình diện" thiên nhiên hay không?

Loài rắn mới được đặt tên là 'Achalinus Zugorum' nhằm vinh danh ông George Zug, chuyên gia về loài lưỡng cư và bò sát đã nghỉ hưu tại Viện Smithsonian’s, cùng vợ ông là bà Patricia Zug.

Bài viết trên tạp chí Copeia cho biết các nhà khoa học nhận định đây là một loài rắn đào hang, song có hình dáng và sự vận động không giống các loài rắn khác. Điều này có thể giúp ích cho các nhà khoa học khi thu thập dữ liệu về sự tiến hóa của loài rắn.

 

Các nhà nghiên cứu đã mang mẫu vật rắn 'Achalinus Zugorum' về Bảo tàng Smithsonian để lấy mẫu và giải mã DNA của con rắn, cũng như để đưa vào kho lưu trữ sinh học. Nhóm nghiên cứu cho biết sẽ sớm gửi mẫu vật về Việt Nam để lập danh mục và đưa vào danh sách bảo tồn đa dạng sinh học đối với loài rắn quí hiếm này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm