Khám phá

Phát hiện loài vật có 'tửu lượng' mạnh nhất thế giới

Ong bắp cày Vespa orientalis có khả năng uống rượu mạnh hơn cả sóc bay và ruồi giấm, thậm chí cả con người.

Cây trôi cổ thụ gần 800 tuổi được công nhận là cây di sản Việt Nam: Tán cây rộng 1.000m2, 4 người ôm không hết / Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!

Chú thích ảnh
Ong bắp cày Vespa orientalis. Ảnh: bioparco.it

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ong bắp cày Vespa orientalis có thể sống sót trong nhiều tuần khi uống dung dịch đường có nồng độ ethanol lên tới 80%, điều chưa từng thấy ở bất kỳ loài động vật nào khác.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences ngày 21/10.

"Theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có loài động vật nào khác có thể chống lại ethanol như vậy trong điều kiện tiêu thụ liên tục," nhà động vật học Eran Levin thuộc Đại học Tel Aviv cho biết.

Sóc bay là loài động vật có vú có khả năng uống rượu tốt nhất trong các loài được nghiên cứu cho đến nay. Chúng có thể ăn mật hoa từ hoa cọ, có chứa một lượng nhỏ ethanol tự nhiên. Mật hoa này có thể chứa đến 3,8% ethanol. Tuy nhiên, trong phòng thí nghiệm, khi cho sóc bay uống 10% ethanol trong hai tuần, chúng đã có dấu hiệu suy gan.

Khả năng của V. orientalis là một điều bất ngờ. Ong bắp cày trưởng thành thường xuyên gặp phải rượu trong mật hoa do cây hoặc trái cây lên men.

 

Trong nghiên cứu, các nhóm ong bắp cày được cho ăn ethanol với nồng độ cao gấp 8 lần so với lượng có thể làm chết sóc bay.

Điều đáng ngạc nhiên là những con ong này vẫn sống lâu như những con ong không uống rượu. Chúng vẫn xây dựng tổ một cách gọn gàng và chính xác, cũng như không trở nên hung dữ hơn khi các nhà nghiên cứu mô phỏng sự xâm phạm.

Các xét nghiệm sinh lý học trong phòng thí nghiệm cho thấy ong bắp cày thực sự chuyển hóa ethanol cực nhanh. Khả năng giải độc nhanh này có thể là do sự hiện diện của nấm men lên men phong phú trong ruột của ong bắp cày. Đây là một môi trường lý tưởng cho nấm men sinh sản.

Do đó, có thể nói rằng nấm men đã giúp ong bắp cày trở thành chuyên gia giải độc rượu. Việc ong bắp cày lan truyền nấm men trong ruột của chúng sang nho có thể góp phần tạo ra một “terroir” bí ẩn, mang đến hương vị đặc biệt cho rượu vang của từng vùng.

Tác giả Sofia Bouchebti, nhà sinh thái học hành vi, hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về loài ong thú vị này, đặc biệt là tìm hiểu xem ethanol có thay đổi tương tác xã hội của ong bắp cày hoặc tần suất chăm sóc ấu trùng hay không. Ngoài ra, "Tôi rất muốn nghiên cứu hành vi của ong chúa khi uống rượu", cô kết luận.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm