Phát hiện mới thú vị về cá voi: Từng sống trên cạn, ăn thịt và đi bằng 4 chân
Xem Cá voi sát thủ “lập mưu” săn mồi / Hình ảnh đầu tiên về loài cá voi mõm khoằm quý hiếm
Sở hữu trọng lượng cơ thể lớn nhất thế giới, cá voi còn là loài động vật có vú có khả năng lặn sâu trong lòng đại dương. Nhưng không phải ai cũng biết trước khi trở thành cá voi như hiện tại, loài động vật này đã từng sống ở trên cạn và có hình dáng giống với... loài nai.
Thông qua quá trình tìm hiểu về sự tiến hóa của các loài động vật giáp xác, Giáo sư Hans Thewissen, Đại học Y khoa Đông Bắc Ohio, Hoa Kỳ đưa ra kết luận: cá voi là hậu duệ của một loài động vật có tên khoa học là Indohyus.
Nghiên cứu công bố dựa trên một mẫu hóa thạch cổ có tuổi đời 47 triệu năm được tìm thấy ở Pakistan. Những mảnh xương còn sót lại cho thấy điểm tương đồng với cá voi ngày nay. Hộp sọ của Indohyus và cá voi đều có một phần xương ở trên khoang tai giữa, mõ hẹp và hốc mắt của chúng cũng tương đối giống nhau, nằm gần phía đỉnh đầu.
Kể từ khi học thuyết của Darwin ra đời và đưa ra quan điểm rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung, các nhà khoa học đã biết cá voi xuất thân từ loài động vật có vú di chuyển trên cạn, nhưng câu trả lời cho tên gọi chính xác của loài vật ấy vẫn là một ẩn số. Cho đến khi Thewissen và nhóm chuyên gia của ông phát hiện ra hóa thạch ở Pakistan, bí ẩn dần được hé lộ.
"Bộ xương là của một loài động vật có vú cỡ cáo, trông giống một con nai nhỏ" - Sau khi phân tích sâu hơn, các nhà nghiên cứu cho biết xương của Indohyus có lớp bên ngoài dày, dày hơn nhiều so với các loài sinh vật có kích thước tương tự. Đây là đặc điểm thường thấy ở động vật có vú lội nước chậm chạp, chẳng hạn như hà mã ngày nay.
Tiếp nhận những phát hiện mới này, người ta bắt đầu đưa ra giả thuyết rằng cá voi có nguồn gốc từ tổ tiên ăn thịt trước khi trở thành loài sinh vật kiếm mồi ở đại dương. Phần sọ hóa thạch cũng có một phần xương trên khoang tai giữa, xương này cũng được tìm thấy ở động vật giáp xác.
Một manh mối khác về cách Indohyus sống có thể được tìm thấy trong các xương chi của nó, phần xương nặng giúp nó không nổi lên khỏi mặt nước. Dựa trên bằng chứng này, Thewissen cho rằng tổ tiên của cá voi xuống nước như một cơ chế tránh động vật ăn thịt, sau đó mới phát triển hành vi kiếm ăn.
Indohyus lội dưới nước giống như hà mã để tìm kiếm thức ăn. Đồng thời, nước giúp chúng tránh né sự tấn công của những kẻ săn mồi trên cạn. "Chúng tôi nghĩ rằng chúng ở trong nước và chờ đợi con mồi, tương tự như cá sấu", Giáo sư Thewissen chia sẻ với Tạp chí Discovery.
Thói quen sống dưới nước của Indohyus được khẳng định rõ ràng hơn bởi thành phần hóa học có trong răng của nó. "Tỷ lệ đồng vị oxy tương tự như của các động vật sống dưới nước - tất cả đều chỉ ra rằng sinh vật này dành nhiều thời gian trong nước".
Bên cạnh đó, nhóm của Giáo sư Thewissen tìm hiểu xem loài này đã ăn gì dựa trên điểm khác biệt của lượng carbon và oxy trong men răng của động vật sống trên cạn so với động vật dưới nước. Yếu tố này được quy định bởi lượng thức ăn mà chúng ăn vào. Theo đó, răng của Indohyus có hàm lượng đồng vị carbon-13 cao hơn so với hàm răng điển hình của cá voi kiếm ăn dưới nước từ Thế Eocen. (Thế Eocen bắt đầu bằng sự xuất hiện của những loài động vật có vú đầu tiên). Do đó, suy luận rằng nó ăn động vật trên cạn là có cơ sở.
"Chúng tôi muốn biết chi tiết hơn nó đã ăn gì" - Thewisse chia sẻ thêm - "Các chất đồng vị được tìm thấy trong răng cho thấy nó không phải là của sinh vật trong nước. Chúng tôi sẽ nghiên cứu điều đó trong tương lai."
Sự tồn tại của Indohyus là minh chứng sinh động cho việc từng có rất nhiều loài động vật sống trên cạn tiến hóa thành những sinh vật biển khổng lồ mà chúng ta biết ngày nay.
Theo đó, tổ tiên lâu đời nhất của cá voi xuất hiện cách đây 42 triệu đến 48 triệu năm, giáo sư Thewissen miêu tả nó có hình dáng giống sư tử biển. Tiếp đó, khoảng 41 vào khoảng triệu năm trước, cá voi Baleen xuất hiện. Đây là tổ tiên của cá voi lưng gù và cá voi xanh. Cho đến khoảng bảy triệu năm sau, cá voi có răng bắt đầu xuất hiện và chúng vẫn đang tung tăng bơi lội trên đại dương ngày nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?