Phát hiện mới về nạn nhân vụ án mạng hơn 5.000 năm trước với những lời nguyền bí ẩn
"Lịch sử rung chuyển" vì 150 vật lạ của vượn người 1,4 triệu tuổi / Bí ẩn con ruồi không biết bay
Xác ướp của Người băng Otzi
Người băng Otzi là tên gọi của một xác ướp tự nhiên được bảo quản trong tuyết lạnh có niên đại cách đây 5.300 năm. Vào ngày 19/9/1991, trong khi đang tìm đường vượt qua dãy núi Otztal Alps, cặp vợ chồng người Đức Helmut và Erika Simon đã phát hiện ra một xác ướp nằm úp mặt trong lớp tuyết - đây được xem là xác ướp có niên đại cổ nhất Châu Âu.
Trên người xác ướp này còn trang bị khá nhiều dụng cụ như rìu đá, cung tên chưa hoàn thành, túi đựng tên bằng da...
Sau khi tiến hành phân tích thi thể tại một trung tâm khám nghiệm y học ở Innsbruck (Áo), một nhóm các nhà khảo cổ gọi xác ướp này là Người băng Otzi, được xác định đã chết trong khoảng thời gian từ 3.350 - 3.100 TCN.
Các nhà khoa học đã đưa ra hàng loạt giả thuyết về độ tuổi của xác ướp cũng như thời điểm và nguyên nhân tử vong, tình trạng sức khỏe… Dần dần, họ đã xác định được đây từng là một người đàn ông, cao khoảng 160cm, nặng khoảng 50kg và qua đời khi đang ở độ tuổi từ 30 - 45.
Người ta còn tìm thấy phấn hoa trong dạ dày của người này. Điều đó cho thấy ông đã chết vào mùa xuân hoặc hè. Trước khi qua đời, Người băng Otzi đã đi qua các độ cao khác nhau của ngọn núi này. Chưa dừng lại ở đó, người ta còn phát hiện trên người của ông có hơn 50 hình xăm được thực hiện bằng cách chà than vào những vết cắt nhỏ.
Đến tận hơn 1 thập kỷ sau khi tìm thấy Otzi, công nghệ chụp X - quang mới chỉ ra một chi tiết trên vai trái mà trước đó người ta vô tình bỏ qua là đầu mũi tên, và nghi ngờ đây là một vụ giết người.
Sau đó, Bảo tàng Khảo cổ Nam Tyrol (Bolzano, Italy) đã gọi báo cảnh sát và Thanh tra thám tử Alexander Horn bắt đầu vào cuộc điều tra. Người này cho biết tình trạng thi thể của Người băng Otzi tốt hơn rất nhiều so với những nạn nhân bị giết thời hiện đại dù có từ trước cả khi Kim Tự Tháp ra đời.
Dựa vào vết thương và đồ đạc của Người băng Otzi vẫn còn nguyên vẹn, Thanh tra Alexander kết luận đây là một vụ giết người mang tính chất cá nhân.
Lời nguyền bí ẩn của Người băng Otzi
Sau khi xác ướp được di dời khỏi nơi mà nó nằm lại hàng nghìn năm, người ta bắt đầu truyền tai nhau lời nguyền dành cho những ai dám "làm phiền" người đã khuất.
Cái chết đầu tiên liên quan tới Người băng Otzi xảy ra vào năm 1992. Ông Rainer Henn - nhà nghiên cứu bệnh học đã chết trong một tai nạn ô tô khi đang trên đường tới dự một hội thảo quốc tế, thảo luận về xác ướp này. Được biết, ông trước đó đã đặt xác ướp của Otzi vào một chiếc túi bảo quản bằng tay không.
Người thứ hai nhận án tử là ông Kurt Fritz. Ông nhận nhiệm vụ dẫn các nhà nghiên cứu đến nơi Người băng Otzi nằm lại, đồng thời là người tổ chức việc vận chuyển thi thể này. Thế nhưng vào năm 1993, một trận tuyết lở đã khiến ông thiệt mạng mặc dù trước đó Kurt là một hướng dẫn viên có kinh nghiệm. Sự trùng hợp kỳ lạ này khiến người ta rùng mình nghĩ tới những lời nguyền xoay quanh Người băng Otzi.
Helmut Simon và Erika là 2 người tìm ra Otzi trên dãy Alps. Họ nhận được rất nhiều sự quan tâm của truyền thông cùng một khoản tiền đền bù kha khá cho khám phá của mình. Đáng tiếc, Helmut lại gánh chịu lời nguyền Otzi. Tháng 10/2004, ông mất tích trên dãy Alps, sau đó được xác định là đã qua đời do rơi từ độ cao gần 100m xuống đất.
Sau khi nhận tin Helmut mất tích, ông Dieter Warnecke đã dẫn đầu một đội cứu hộ tham gia tìm kiếm. Hơn 1 tuần sau đó, họ mới tìm ra thi thể của Helmut. Thế nhưng chỉ vài giờ sau khi đám tang Helmut diễn ra, ông Dieter đã lên cơn đau tim và qua đời.
Tuy nhiều cái chết kỳ lạ như vậy đã xảy ra, chuyên gia Konrad Spindler vẫn không tin vào lời nguyền của Người băng Otzi. Người đàn ông này thậm chí đã đùa cợt trong một buổi phỏng vấn: "Tôi nghĩ đó là một mớ hỗn độn được truyền thông dựng lên. Hẳn các bạn sẽ bảo tôi sẽ là người tiếp theo dính lời nguyền". Và quả đúng như câu nói ấy, Konrad trở thành nạn nhân tiếp theo khi ông qua đời do các biến chứng của bệnh đa xơ cứng vào năm 2005.
Rainer Holz là người duy nhất cho phép truyền thông ghi hình quá trình phục hồi thi thể Người băng Otzi và biên tập nó thành một bộ phim tài liệu dài 1 tiếng. Thế nhưng, sau khi hoàn thành bộ phim không lâu, ông qua đời vì khối u ở não.
Tom Loy là nhà nghiên cứu đầu tiên phát hiện ra Otzi chết vì bị sát hại. Trớ trêu thay, sau đó, Tom cũng qua đời vì bệnh di truyền về máu. Điều đáng nói là ông không hề hay biết về căn bệnh này cho đến khi bắt đầu nghiên cứu thi thể của Người băng Otzi.
Tính đến năm 2017, đã có 7 cái chết được cho là có liên quan đến Người băng Otzi.
Phát hiện mới về Người băng Otzi
Theo tờ Science, du khách đến thăm Bảo tàng Khảo cổ Nam Tyrol (Bolzano, Italy) - nơi lưu giữ xác ướp "Người băng Otzi", có thể chiêm ngưỡng mô hình phục dựng một người đàn ông da sáng với những lọn tóc nâu dài.
Tuy nhiên, theo một phân tích DNA mới được công bố trên tạp chí Cell Genomics, các chuyên gia phát hiện ra rằng người đàn ông này có làn da sẫm màu và bị hói đầu vào thời điểm qua đời.
Bà Kendra Sirak - nhà di truyền học tại Đại học Harvard cho biết nghiên cứu này "thực sự rất có ý nghĩa khi đã đem lại những dữ liệu vô cùng quý giá". Nhưng màu da và tình trạng hói đầu của Người băng có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên.
Năm 2012, các nhà khoa học đã giải mã trình tự bộ gene của thi thể này nhưng công nghệ DNA vào thời điểm đó còn hạn chế. Sự "ô nhiễm" từ các nguồn DNA hiện đại cũng khiến kết quả nghiên cứu trở nên không đáng tin cậy.
Đối với nghiên cứu mới đây, các chuyên gia đã kiểm tra hơn 90% bộ gene của Người băng Otzi bằng cách sử dụng các kỹ thuật có độ bao phủ cao và hiện đại. Nhóm nghiên cứu phát hiện ông có nhiều điểm chung với nông dân vùng Anatolia, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, Người băng có thể sống ở khu vực tương đối biệt lập và tiếp xúc hạn chế với quần thể dân cư khác.
Kết quả phân tích cấu tạo gene hé lộ xác ướp hàng nghìn năm có nước da sẫm, đôi mắt tối màu và nhiều khả năng bị hói. Điều này trái ngược với hình ảnh phục dựng của Otzi mô tả người đàn ông cổ đại với nước da trắng, đầu nhiều tóc và có râu.
Bà Nina Jablonski - nhà nhân chủng học tại Đại học bang Pennsylvania, cho biết nguyên nhân là do chế độ ăn uống. Bà cho biết lượng vitamin D trong chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng. Khi người châu Âu chuyển sang chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc, họ sẽ tiêu thụ lượng vitamin D ít hơn chế độ ăn nhiều thịt, do đó sắc tố da của họ sẽ sáng lên để hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn từ Mặt trời.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Người băng Otzi và tổ tiên của ông chủ yếu ăn thịt thú hoang, rất giàu vitamin D. Kết quả là họ giữ được làn da sẫm màu hơn. Dựa trên những phân tích tương tự đối với những người cổ đại khác trên khắp châu Âu, bao gồm cả Cheddar Man 10.000 tuổi tại Vương quốc Anh và những người săn bắn hái lượm 8.500 tuổi ở Tây Ban Nha, Luxembourg và Hungary, điều đó hoàn toàn đúng với nhiều cư dân thời tiền sử của lục địa này.
Bên cạnh đó, phân tích ADN cổ đại cũng chỉ ra Người băng Otzi bị hói đầu, các nhà nghiên cứu không thể chắc chắn mức độ hói mà ông trải qua khi còn sống. Theo nhà khảo cổ Lars Holger Pilø - đồng giám đốc dự án Secrets of the Ice tại Na Uy, Người băng Otzi có thể hói đầu vì lý do di truyền, nhưng tình trạng hói gần như có nhiều khả năng xảy ra sau khi ông chết. Tóc trên da thường rơi ra trong thời gian cơ thể nằm trong lớp băng khi biểu bì phân hủy.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng phân tích mẫu sâu hơn và nhiều hơn đối với các mẫu vật, kể cả xác ướp, từ phía Nam dãy núi Alps sẽ củng cố những phát hiện mới lần này và giúp khẳng định Người băng Otzi chỉ là một ngoại lệ hay đại diện cho cả cộng đồng dân cư của ông ta.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán