Phát hiện ngôi đền cổ 2.700 năm tuổi với những dòng chữ tượng hình ở Sudan
Kỳ bí khu mộ gia tộc 1000 năm: Mộ chồng lên mộ khiến mộ tặc cũng "bó tay" / Bí ẩn lăng mộ Võ Tắc Thiên: Tấm bia trước mộ cao 8m, nặng 99 tấn nhưng không có một chữ nào
Các khối cổ với chữ tượng hình được phát hiện ở Sudan.
Phần còn lại của ngôi đền được tìm thấy tại một tòa thành thời trung cổ ở Old Dongola, gần bờ sông Nile ở Sudan ngày nay. Một số khối đá của ngôi đền được trang trí bằng các hình và chữ tượng hình. Một phân tích về hình tượng và chữ viết cho thấy chúng là một phần của cấu trúc có từ nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên
Các nhà khảo cổ học thuộc Trung tâm Khảo cổ học Địa Trung Hải của Ba Lan tại Đại học Warsaw cho biết trong một tuyên bố, phát hiện này là một bất ngờ, vì không có phát hiện nào có niên đại cách đây 2.700 năm được biết đến tại Old Dongola.
Bên trong một số tàn tích của ngôi đền, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những mảnh chữ khắc, trong đó có một đoạn đề cập rằng ngôi đền dành riêng cho Amun-Ra của Kawa, Dawid Wieczorek, nhà Ai Cập học cộng tác với nhóm nghiên cứu, cho biết.
Amun-Ra là một vị thần được tôn thờ ở Kush và Ai Cập, còn Kawa là một địa điểm khảo cổ ở Sudan với một ngôi đền. Không rõ liệu các khối đá mới được tìm thấy là từ ngôi đền này hay một khối không còn tồn tại.
Julia Budka, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Ludwig Maximilian ở Munich, Đức, người đã thực hiện nhiều công việc ở Sudan nhưng không tham gia vào dự án nghiên cứu này, cho biết: " Đây là một khám phá rất quan trọng và đặt ra một số câu hỏi."
Chẳng hạn, cô cho rằng có thể cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định niên đại chính xác của ngôi đền. Một câu hỏi khác là liệu ngôi đền có tồn tại ở Old Dongola hay liệu phần còn lại được vận chuyển từ Kawa hay một địa điểm khác, như Gebel Barkal, một địa điểm ở Sudan có một số đền thờ và kim tự tháp. Mặc dù phát hiện này là "rất quan trọng" và "rất thú vị", nhưng "còn quá sớm để nói điều gì đó chính xác" và cần phải nghiên cứu thêm, cô nói.
Nghiên cứu tại Old Dongola đang được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Artur Obłuski, nhà khảo cổ học tại Trung tâm Khảo cổ học Địa Trung Hải của Ba Lan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào