Phát hiện ngôi mộ có niên đại hơn 200 năm: Thi thể bên trong còn nguyên vẹn, tỏa hương thơm như Hàm Hương
Vượt qua làn khói kỳ lạ từ mộ cổ 300 năm, chuyên gia đụng độ hàng nghìn 'phi đao': Ai nấy đều bỏ chạy / Bí mật của "bàn tay kì quái" trong ngôi mộ cổ 3000 năm tuổi ở Trung Quốc
Hàm Hương là một nhân vật trong bộ phim Hoàn Châu cách cách. Nhiều người cho rằng Hàm Hương được lấy nguyên mẫu từ Dung phi. Dung phi xuất thân trong gia tộc quý tộc Hòa Trác, thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ, có nguồn gốc từ Tân Cương, được gả cho vua Càn Long vì mục đích chính trị. Dung Phi được Càn Long sủng ái vì sở hữu vẻ đẹp thanh tú lại có tài ca hát. Chi tiết thân thể bà toát ra mùi hương chỉ là hư cấu.
Tuy nhiên, vào tháng 3/2001, một nhóm công nhân trong lúc làm việc đã khai quật được một chiếc quan tài nằm trong một ngôi mộ sâu hơn 4m. Các nhà khảo cổ học sau đó đã tới kiểm tra và kinh ngạc thì thi thể bên trong tỏa ra một mùi thơm ngào ngạt. Thậm chí trong vòng bán kính vài trăm mét cũng có thể ngửi thấy.
Thi thể nằm trong quan tài là một người phụ nữ và được bảo quản rất tốt. Người phụ nữ này có mái tóc đen búi sau đầu, nước da trắng trẻo, cơ thể đầy đặn và đàn hồi, các khớp xương vẫn có thể co duỗi được. Một chuyên gia khảo cổ cho biết xác ướp như một thiếu nữ đang ngủ. Đây là một phát hiện hiếm hoi trong lịch sử khảo cổ Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.
Thi thể người phụ nữ dài 164cm, nặng 44kg. Dáng người cân đối, thanh mảnh, khuôn mặt hình trái xoan, móng tay móng chân được sơn màu đỏ. Theo các chuyên gia thì người phụ nữ này đã chết và được chôn cất khi khoảng 30 tuổi.
Dựa vào trang phục, các chuyên gia cũng nhận định ngôi mộ có từ thời nhà Thanh, niên đại hơn 200 năm. Họ cũng tin rằng người phụ nữ này từng là một mỹ nhân đẹp nghiêng nước nghiêng thành, có quyền thế và địa vị không tầm thường. Cùng với mùi hương ngào ngạt tỏa ra từ quan tài, nhiều người đặt câu hỏi liệu đây có phải mộ của Hàm Hương trong truyền thuyết?
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà khảo cổ khẳng định đây không phải Dung phi. Trên thi thể có một vết cắt sâu hình chữ T, là vết thương duy nhất trên thân thể. Có lẽ cô đã phạm phải tội tày đình nên phải chịu cái chết. Còn Dung phi qua đời ở tuổi 54 do bạo bệnh. Như vậy, về tuổi tác khi mất của Dung phi và thi thể là khác nhau.
Ngoài ra, thi thể trong quan tài có phần chân được bó gót sen. Trong số các phi tần của Càn Long chỉ có người Hán khi mất mới phải bó gót sen mà Dung phi thì không phải người Hán.
Về mùi hương kỳ lạ tỏa ra từ ngôi mộ, các nhà khảo cổ học cho rằng nó có thể đến từ những loại thảo mộc được tẩm ướp bên trong quan tài. Bên cạnh đó, loại gỗ trinh nam dùng để đóng quan tài cũng là loại gỗ quý hiếm giúp thi thể được bảo quản tốt. Thời gian dài đã trôi qua nhưng danh tính của thi thể vẫn chưa được tìm ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo