Phát hiện nhiều bộ xương người mất chân và nguyên nhân rùng rợn ẩn sau mộ cổ
Bí ẩn cuộc đời chiến tướng duy nhất trong Tam Quốc đánh bại được Quan Vũ / CLIP: Vừa chào đời linh dương đầu bò đã cho đàn linh cẩu "ngửi khói"
Theo Daily Mail, những bộ xương này, phần lớn là của trẻ em, được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ ở quận Pomalca, tỉnh Chiclayo, Peru. Giới nghiên cứu cho rằng, người cổ đại chặt chân người chết và dùng chúng làm đồ trang sức.

Một bộ xương trẻ em bị mất bàn chân ở Peru. Ảnh: CEN
Hình thức ghê rợn này khá phổ biến trong nền văn hóa Moche và Lambayeque. Những mẩu xương bàn chân nhỏ sẽ được làm thành những chiếc mề đay. Họ hàng và người thân của người quá cố sẽ đeo chúng như vật trang sức.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện 60 bình lớn chứa xương cốt của lạc đà Alpacas, lạc đà không bướu và chuột lang.

Một số bình cổ và vật dụng được tìm thấy cùng với xương người. Ảnh: CEN
Một số ngôi mộ còn có khung dệt và dụng cụ dệt làm từ xương. Khoảng 40 chiếc bình gốm - đồ sử dụng hàng ngày của các gia đình người cổ đại - cũng được tìm thấy bên cạnh các đồ vật như kim loại, thìa làm từ xương.
Nền văn hóa Moche phát triển giữa các năm 100 và 700 trước Công nguyên (TCN) trong khi nền văn hóa Lambayeque phát triển muộn hơn, vào giai đoạn 750 -1375 TCN. Theo Edgar Bracamonte, người đứng đầu dự án khảo cổ ở El Chorro, tỉnh Chiclayo, những ngôi mộ cổ này được xây trong giai đoạn cuối nền văn hóa Moche cho tới cuối nền văn hóa Lambayeque.
Người Moche nổi tiếng với đồ gốm và đồ trang sức vô cùng tinh xảo. Họ cũng là những người tiên phong trong gia công kim loại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Chó hoang 'cù nhầy' với báo hoa mai và phải trả giá bằng cả tính mạng
CLIP: Trăn khốn đốn dưới nanh vuốt đàn heo rừng hung dữ
CLIP: Nai mẹ dũng cảm đối đầu trăn khổng lồ để cứu con
CLIP: Sư tử cái bị bầy linh cẩu hợp sức đánh cho "tơi tả" khi liều lĩnh cướp mồi
CLIP: Cuộc chiến tranh mồi khốc liệt giữa hai con báo, linh cẩu bất ngờ trúng “lộc trời”

CLIP: Cá sấu Caiman tháo chạy thảm hại khi bị rái cá hợp lực “dạy dỗ”