Khám phá

Phát hiện “nôi hành tinh” gần Trái Đất, ẩn chứa dấu hiệu của sự sống

DNVN - Một siêu cấu trúc vũ trụ khổng lồ và vô hình vừa được các nhà khoa học phát hiện gần Trái Đất được ví như “chiếc nôi của các hành tinh” mang tên Eos, với tiềm năng hé lộ manh mối về sự sống trong vũ trụ.

CLIP: Sư tử mẹ, lá chắn thép bảo vệ đàn con giữa đồng cỏ Châu Phi / CLIP: Cận cảnh pha săn mồi ngoạn mục của “ông vua đồng cỏ”

Theo Sci-News, Eos là một đám mây phân tử khổng lồ nằm ở rìa của Local Bubble “bong bóng khí” liên sao mà hệ Mặt Trời của chúng ta đang trú ngụ bên trong. Đây là một trong những cấu trúc vũ trụ gần Trái Đất nhất từng được phát hiện.

Vị trí của đám mây phân tử Eos và Mặt Trời (Sun) được đánh dấu bên trong Đám mây liên sao địa phương

Vị trí của đám mây phân tử Eos và Mặt Trời (Sun) được đánh dấu bên trong Đám mây liên sao địa phương

Phát hiện gây chấn động này do nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi TS. Blakesley Burkhart từ Đại học Rutgers New Brunswick (Mỹ) thực hiện. Họ đã sử dụng máy quang phổ cực tím xa FIMS-SPEAR gắn trên vệ tinh STSAT-1 của Hàn Quốc để “vạch mặt” đám mây vô hình này, nhờ khả năng ghi lại bức xạ cực tím xa phát ra từ hydro phân tửđiều mà mắt thường không thể thấy.

“Kỹ thuật này giúp chúng tôi lần đầu tiên quan sát trực tiếp một đám mây phân tử thông qua bức xạ cực tím – một bước ngoặt trong ngành thiên văn học,” TS. Burkhart nhấn mạnh.

Dưới ánh sáng thông thường, Eos có hình lưỡi liềm, với kích thước lớn gấp 40 lần hình ảnh Mặt Trăng khi quan sát từ Trái Đất. Khối lượng ước tính của nó lên tới 3.400 lần Mặt Trời, và lượng khí bên trong có thể cần đến 600 triệu năm để bay hơi hoàn toàn.

Đáng chú ý, Eos chỉ cách Trái Đất khoảng 300 năm ánh sángmột con số “gần như hàng xóm” trong chuẩn mực vũ trụ. Khoảng cách lý tưởng này biến Eos thành một phòng thí nghiệm vũ trụ tự nhiên, giúp các nhà khoa học nghiên cứu cách các ngôi sao và hành tinh như chính Trái Đất được hình thành.

 

Ngoài hydro, các nhà khoa học còn phát hiện sự hiện diện của carbon monoxide (CO) trong Eos một hợp chất độc hại với con người, nhưng lại là thành phần có thể đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của sự sống.

“Sự tồn tại của CO trong một môi trường như vậy khiến chúng tôi tin rằng Eos có thể là nơi phù hợp để nghiên cứu sự hình thành sự sống sơ khai,” báo cáo nghiên cứu nhấn mạnh.

Eos không chỉ là một đám mây khí nó có thể là cánh cửa dẫn tới quá khứ của hệ Mặt Trời, và xa hơn, là tương lai của các ngôi sao và hành tinh khác.

Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm