Phát hiện "siêu đại dương" bị Trái Đất nuốt chửng
Những chỗ chôn người chết kì lạ nhất thế giới / Trai gái 2 làng cạnh nhau không được kết hôn vì lời nguyền trăm năm
Nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Curtin (Perth - Úc) đã lần ra dấu vết của một thời kỳ dữ dội trong lịch sử trái đất. Khi đó, hành tinh của chúng ta nuốt chửng siêu đại dương duy nhất của nó, để rồi lại tái tạo một siêu lục địa mới và một siêu đại dương mới.
Và đây không phải là lần đầu trái đất tự nuốt đại dương vào lòng. Theo các tác giả, các bằng chứng địa chất cho thấy các lục địa tự hợp nhất thành một siêu lục địa lớn sau thời gian trung bình là 600 triệu năm để rồi lại phân tách. Chính hành động nuốt các đại dương của trái đất liên quan mật thiết đến quá trình này.
Lục địa cổ xưa nhất được ghi nhận là Nuna, tồn tại từ 1,6 tỉ đến 1,4 tỉ năm trước với một siêu đại dương duy nhất bao quanh. Nuna tan vỡ, biến thành nhiều châu lục với các đại dương nhỏ hơn hình thành giữa những vùng đất bị xé rách.
Khoảng 900 triệu năm về trước, trái đất bỗng trỗi dậy và nuốt các đại dương nhỏ, kéo các phần của Nuna lại gần nhau lần nữa và tạo nên siêu lục địa khác mang tên Rodinia, trong một quá trình tạm gọi là "hướng nội". Tuy nhiên, vào mốc 700 triệu năm về trước, trái đất lại quyết định nuốt đại dương lần nữa, lần này là siêu đại dương duy nhất bao quanh Rodinia được đặt tên là Mirovoi. Quá trình này đã xé tan siêu lục địa này và mạnh mẽ đến nỗi kéo các mảng lục địa tan vỡ về phía đối diện của địa cầu.
Vào mốc 320 triệu năm về trước, các mảng Rodinia tan vỡ hợp nhất lần nữa ở phía đối diện và hình thành Pangea – siêu lục địa "mẹ" của các châu lục ngày nay, như kết quả cuối cùng của một quá trình hình thành siêu lục địa hoàn toàn ngược với Rodinia, tạm gọi là "hướng ngoại". Sau đó, các quá trình địa chất dữ dội của trái đất tiếp tục xé Pangea thành 6 châu lục, như những gì chúng ta nhìn thấy trên bản đồ thế giới ngày nay. Siêu đại dương bao quanh Pangea cũng biến thành 4 đại dương lớn như ngày nay.
Theo tác giả đứng đầu nghiên cứu Zheng-Xiang Li, dựa trên các bằng chứng họ thu thập được, các quá trình "hướng nội" và "hướng ngoại" trên đã xảy ra xen kẽ trong 2 tỉ năm và rất có thể sẽ tiếp tục trong một tương lai xa. Lần này sẽ là quá trình "hướng nội": Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương sẽ dần bị trái đất nuốt mất, trong khi Thái Bình Dương sẽ mở rộng thành một siêu đại dương duy nhất của trái đất. Siêu lục địa tương lai mang tên Amasia sẽ là kết quả của sự hợp nhất 6 châu lục.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn khẳng định tương lai này chưa thực sự rõ ràng. Nếu có, nó cũng chỉ diễn ra sau ít nhất hàng trăm triệu năm nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài vật vừa mới được phát hiện ở Việt Nam, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Cô gái 20 tuổi gốc Ấn Độ lấy cùng lúc 5 anh em: Gia đình một vợ và 5 chồng, 6 người hiện nay ra sao?
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Một người nông dân lên núi đào măng, tìm thấy hai 'quả trứng đẫm máu', các chuyên gia xem xong phán: Trị giá hơn 2,8 tỷ đồng
Trong 'Tây Du Ký', vì sao khắp Tam giới không ai dám giết Tôn Ngộ Không? Câu trả lời hiện rõ trên tảng đá nơi hắn sinh ra