Khám phá

Phát hiện sinh vật kỳ dị trong kén 200 triệu năm tuổi

Khoảng 200 triệu năm trước, một sinh vật kỳ dị có hình giọt lệ với chiếc đuôi xoắn chặt đã vô tình bị nhốt chặt bên trong một kén nhầy do đỉa cổ đại tiết ra. Cũng nhờ đó mà loài sinh vật này được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay, khi các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch kén ở vùng Nam cực.

Con người sẽ chết nếu những sinh vật này hồi sinh? / Sinh vật chẳng ai nghĩ đến này có thể chính là "siêu anh hùng" giải cứu thế giới trong tương lai

Theo các nhà khảo cổ, chiếc kén tìm thấy trông không khác gì kén hiện đại, nhưng bên trong nó là một con vật hình chuông giống như họ ký sinh trùng Vorticella. Cơ thể nó dài khoảng 25 micron, tức là tương đương với chiều rộng của tóc người). Phần đuôi dài khoảng 50 micron và chuột chặt lại. Và cũng giống như tất cả các sinh vật nhân chuẩn (eurkaryotes) khác, chúng sở hữ một nhân hình móng ngựa cỡ lớn ở bên trong cơ thể chính.

Hóa thạch sinh vật 200 triệu năm trước

Theo nhóm nghiên cứu, sinh vật hình chuông này sống vào cuối kỷ Triasic, khi Trái đất ấm hơn hiện nay rất nhiều và các rải dừng nhiệt đới trải dọc theo núi. Tại thời điểm ấy, Nam cực vẫn còn là một phần của siêu lục địa Gondwana.

Những nghiên cứu trong quá khứ từng gợi ý rằng phần đuôi cuộn chặt của sinh vật là một trong những “động cơ” tế bào nhanh nhất mà khoa học từng biết, khi có thể biến đổi từ hình thái thẳng như dây điện thoại thành đuôi xoắn với tốc độ khoảng 8cm/giây. Để dễ hình dung thì tốc độ này tương đương với việc một người chạy hết 3 sân bóng đá chỉ trong 1 giây.

Điều tuyệt vời hơn là sinh vật yếu ớt, tí hon này lại có thể tồn tại qua một quãng thời gian lâu đến như vậy. Cơ chế bảo tồn của kén đỉa trong trường hợp này thực sự là kỳ lạ và hiếm thấy, nhà khảo cổ Benjamin Bomfleur chia sẻ trên LiveScience.

Họ ký sinh trong Vorticella hiện đại

Đầu tiên, một con đỉa tiết ra một cái kén nhầy nằm trong nước hoặc trên lá ướt gần sông. Loài sinh vật hình chuông hẳn đã sử dụng phần đuôi dài của nó để dính vào chiếc kén ngay sau đó, nhưng nhanh chóng bị mắc kẹt và cuối cùng là hoàn toàn chui trong kén. Chiếc kén cứng lại sau vài giờ và chìm xuống bùn. Theo thời gian, nó biến thành hóa thạch, Bomfleur nêu giả thiết.

Kiểu bảo tồn này trước đây khoa học chỉ mới tìm được một thí dụ duy nhất, là một chiếc kén 125 triệu năm tuổi bao bọc một con sâu nematode được tìm thấy ở Svalbard.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm