Phát hiện "sốc" về thân thế của thần y Hoa Đà
Mới đây, các học giả đưa ra hàng loạt lập luận chứng minh Hoa Đà thực ra chỉ là nhân vật thần thoại hay không phải người Trung Quốc.
Bơ khổng lồ 1 triệu đồng/quả có gì đặc biệt? / Chiêu đánh ghen cực độc của nữ thần Hera
Theo ghi chép trong sử sách, Hoa Đà sinh năm 145 mất năm 208, tự Nguyên Hóa, tên tục là Phu, người huyện Tiêu, nước Bái. Tuy sống cách thời của chúng ta 1800 năm, nhưng y thuật cao siêu của ông vẫn được người đời ca tụng như một vị thần y khi thời đó ông đã trị được bách bệnh và làm chủ những kỹ thuật khó như phẫu thuật ngoại khoa và phát minh ra “ma phí tán” được coi là thuốc gây mê đầu tiên trên thế giới.
Cùng với việc nghiên cứu y thuật cao minh như thần y của ông thì vấn đề thân thế của Hoa Đà cũng được giới học giả rất quan tâm. Gần đây, có một số học giả đã chứng minh những câu chuyện về Hoa Đà thực chất chỉ là chuyện thần thoại với nguyên mẫu bắt nguồn từ truyền thuyết Phật giáo Ấn Độ. Quan điểm này đã được nhiều người công nhận và ủng hộ, nhưng cũng có nhiều học giả phản đối vì họ cho rằng Hoa Đà đích thực là thần y của Trung Quốc.
Ảnh minh họa chân dung thần y Hoa Đà.
Hoa Đà chỉ là nhân vật thần thoại?
Quan điểm cho rằng Hoa Đà là nhân vật thần thoại được học giả Trần Dần Khác, một học giả nổi tiếng nghiên cứu khoa học nghiêm túc đã chứng minh và kết luận. Khi còn tham gia giảng dạy tại đại học Thanh Hoa, Trần Dần Khác đã từng tìm tài liệu nghiên cứu, phân tích để chỉ ra nguồn gốc thật sự của câu chuyện về Hoa Đà. Trong một bài viết có tựa đề “Tam Quốc chí Tào Xung Hoa Đà truyền dư Phật giáp cố sự” ông đã chỉ ra câu chuyện Hoa Đà trị bệnh có bối cảnh rất giống trong câu chuyện thần thoại Ấn Độ có tên “Trúc lâm thất thê”.
Theo giáo sư Trần, tiếng Thiên Trúc (người Trung Quốc cổ đại gọi người Ấn Độ), “agada” có nghĩa là thuốc. Người xưa dịch thành “ A da đà” hoặc “A kiệt đà”. Cổ âm của hai từ “ Hoa Đà” rất giống với “gada”. Nếu “A Da Đà” cũng bỏ đi tiếng “A” ở đầu giống như “A La Hán” vẫn bỏ tiếng “A” và thường gọi tắt là “La Hán” thì sẽ có được một âm là "Da đà” rất gần với âm “gada”.
Ảnh minh họa thần y Hoa Đà đang trị bệnh. |
Đương thời, dân gian đã xây dựng hình tượng một thần y gần giống với câu chuyện thần thoại của Ấn Độ, vì thế đã gọi nhân vật đó là “Hoa Đà” có nghĩa là “ dược thần”. Quan điểm của Trần Dần Khác rất rõ ràng, nguồn gốc chữ và âm của hai chữ “Hoa Đà” đều bắt nguồn từ thần thoại Ấn Độ. Do thời đó, thần thoại Ấn Độ đã được tuyên tuyền, quảng bá ở Trung Quốc nên Trần Thọ đã sử dụng chất liệu này để xây dựng lên nhân vât Hoa Đà trong tác phẩm "Tam Quốc chí" nổi tiếng của mình.
Sau khi bài viết của Trần Dần Khác được công bố, nhiều người phản đối nhưng cũng có rất nhiều học giả trong giới học thuật đã đồng ý và ủng hộ quan điểm này. Điển hình là học giả Lâm Mai Thôn đã thể hiện sự ủng hộ và đồng ý với quan điểm của Trần Dần Khác trong bài viết có tên “Nhân tố ngoại lai trong phương thuật triều Hán và Ma phí tán”. (Phương thuật hay còn gọi là phương kỹ, đây là tên gọi chung chỉ các nghề y, chiêm tinh, chiêm bốc, xem tướng thời cổ đại).
Ông Mai Lâm Thôn cũng cho rằng, “Agada” trong tiếng Phạn có hàm ý thực tế là “chất giải độc”, phần lớn dùng để chỉ thuốc hoàn (thuốc tán vê viên). Ma phí tán thực ra là thuốc của người Hồ ở Thiên Trúc. Cái tên “ Hoa Đà” bắt nguồn từ ngũ thiên Phạn âm, y thuật có nhân tố Ấn Độ, giải thích này là hợp tình hợp lý”. Hơn nữa, nếu phân tích kỹ hoàn cảnh xã hội thời Hoa Đà hành nghề y sẽ không khó để thấy quan điểm của Trần Dần Khác hoàn toàn không phải phán đoán chủ quan”.
Chính trong “Phương kỹ truyền”, tập 29 “Tam quốc chí”, tác giả Trần Thọ cũng viết rất nhiều những chi tiết kỳ lạ về cách chữa bệnh của Hoa Đà. Trần Dần Khác đã dùng nguồn gốc thần thoại để ngược dòng truy tìm nguồn gốc của câu chuyện. Ông đã phân tích và chỉ ra khi Hoa Đà chữa bệnh cho Tào Tháo, các động tác thuần thục như cỗ máy, được lặp đi lặp lại một cách nguyên xi. Khi trị vết thương bị thủng bụng, đứt ruột cũng vẫn những thao tác y nguyên như thế, và khi điều trị bệnh thổ huyết cũng không khác gì. Như vậy, có thể giải thích rằng vị thần y tên Nguyên Hóa (hoặc Phô) của người Trung Quốc có y thuật thần kỳ này phần lớn đều là sự sao chép nguyên bản câu chuyện về thần y Kỳ Vực trong thần thoại Ấn Độ.
Trong “Tam Quốc Chí” Trần Thọ cũng miêu tả, khi Hoa Đà trị bệnh mà cần phẫu thuật, sẽ cho bệnh nhân uống ma phí tán để gây mê. Sau đó, mổ bụng cắt bỏ phần bị bệnh. Nếu bệnh nằm trong ruột sẽ cắt ruột, tiến hành rửa sạch, sau đó khâu lại, đắp thuốc lên vết thương, sau 4 - 5 hôm vết thương sẽ lành. Bệnh nhân sẽ mất cảm giác khoảng trong vòng một tháng vết thương sẽ liền hoàn toàn. Câu chuyện giống hệt câu chuyện trị bệnh của thần y Kỳ Vực.
Thêm nữa, khi Hoa Đà trị bệnh cho Trần Đăng thái thủ Quảng Lăng, ông đã cho Trần Lăng uống hai lít thuốc nước và nôn ra khoảng ba lít vi trùng có nửa thân giống lát cá sống, đầu có màu đỏ còn đang động đậy. Câu chuyện này cũng tương đồng đến khó giải thích với câu chuyện chữa bệnh của thần y Kỳ Vực. Chính vì quá nhiều chi tiết giống nhau đến khó hiểu nên quan điểm của Trần Dần Khác hoàn toàn có cơ sở.
Ảnh minh họa thần y Hoa Đà đang trị bệnh. |
Hoa Đà thực ra không phải người Trung Quốc?
Năm 1980, một bác sĩ phòng nghiên cứu khoa học giáo dục gây mê, bộ môn y học của trường đại học Hirosaki, Nhật Bản đã công bố một bài viết gây sốc với nhan đề “Những kiến thức khoa học sớm nhất về lịch sử khoa học gây mê - thần y có tên tiếng Hán Hoa Đà là người Iran” đăng trên kỳ 9, tờ tạp chí “Gây mê” do Nhật Bản xuất bản.
Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra rằng, Hoa Đà là cách đọc chệch của âm “XWadag”, có nghĩa là “Chúa hoặc Thần linh”. Vì thế, Hoa Đà không phải là tên người mà có nghĩa là “Chủ quân, Ngài”. Nếu liên hệ với công việc của một người thì có nghĩa là “Ngài tinh thông y thuật”.
Tác giả bài viết cũng chỉ ra người Iran (thời cổ xưa là An Hưu) đã thông qua “Con đường tơ lụa” di chuyển về phía Đông. Hoa Đà là người Iran nên cũng theo con đường này mà vào Từ Thổ (nay là Từ Châu), Trung Nguyên du học. Việc người Iran theo con đường tơ lụa để vào Trung Nguyên là hoàn toàn có cơ sở bởi trong một bài thơ của thi tiên Lý Bạch đã từng viết: “ Hồ Cơ mạo như hoa, đương lô tiếu đông phong” . Hai từ “Hồ Cơ” ở đây chính là chỉ người Iran.
Căn cứ vào những cơ sở nêu trên, tác giả bài viết đã kết luận rằng “Thần y Hoa Đà xưa nay luôn được cho là người Trung Quốc nhưng thực ra lại là người Iran.”
Theo Tuyết Mai/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cột tin quảng cáo