Phát hiện thiên hà "cô đơn nhất" vũ trụ
NASA công bố ảnh hiếm ghi lại cảnh 2 thiên hà sắp va chạm với nhau / 'UFO' bay ra từ lỗ đen "khủng" định hình lại thiên hà?
Thiên hà NGC 6503, còn được biết đến với biệt danh "thiên hà thất lạc trong không gian", nằm cạnh một mảng trống rỗng giữa các vì sao, gọi chung là "Chỗ trống cục bộ". NGC 6503 được cho là tọa lạc cách Trái Đất khoảng 18.000 năm ánh sáng.
"Mặc dù vũ trụ có thể trông bao la, rộng lớn, nhưng hầu hết các thiên hà quần tụ thành nhóm hoặc đám nhỏ và hàng xóm của chúng cũng không bao giờ ở cách xa. Tuy nhiên, thiên hà NGC 6503 lại rơi vào tình cảnh vô tình cô đơn", Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết.

Thiên hà NGC 6503 nằm trải dài suốt khoảng cách tương đương 30.000 năm ánh sáng, tức là bằng khoảng 1/3 kích thước của dải Ngân Hà của chúng ta.
Hình ảnh do kính viễn vọng không gian Hubble của NASA thu được cho thấy NGC 6503 vô cùng chi tiết và giàu màu sắc. Trong đó, các mảng màu đỏ tươi nằm rải rác khắp các nhánh xoắn tít của thiên hà, hòa trộn với các vùng xanh dương tươi sáng chứa các ngôi sao mới hình thành.
Các đường bụi màu nâu sẫm trườn bò ngang qua các nhánh và trung tâm thiên hà, tạo cho NGC 6503 các vết đốm.
Theo NASA, thiên hà NGC 6503 không chỉ khơi gợi cảm hứng thi ca, mà còn là đối tượng của nghiên cứu đang tiếp diễn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Pitbull và trận chiến đau đớn với nhím trong vũng bùn
CLIP: Kẻ đi săn trở thành kẻ bị săn, cầy mangut trả giá đắt khi chọn nhầm con mồi
CLIP: Cuộc chiến bảo vệ con, nhím bố mẹ dũng cảm đối đầu báo đốm
CLIP: Chú quạ tốt bụng giúp nhím băng qua đường theo cách không ai ngờ tới
CLIP: Màn đối đầu kịch liệt giữa rắn hổ mang với cầy mangut, cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cá sấu ẩn nấp tài tình, đoạt mạng khỉ đầu chó trong nháy mắt