Phát hiện 'thủy cung' bí ẩn của người tiền sử, chìm sâu dưới lòng hồ từ cách đây 5500 năm
Ảnh minh họa.
Khi khám phá lòng hồ Constance, các thợ lặn đã phát hiện sự tồn tại của một số cấu trúc bằng đá bất thường ở độ sâu 4,6m. Các nhà khảo cổ Thụy Sĩ ngay lập tức được liên hệ để đến hiện trường khảo sát. Qua quá trình tìm hiểu, các nhà khoa học đã xác định đây là một công trình của người tiền sử với niên đại 5500 năm tuổi. Thậm chí, các khối đá được dùng để tạc đẽo công trình còn có số niên đại cổ còn cổ hơn rất nhiều, lên tới 18.000 năm tuổi.
Trước đó, vào năm 2015, một vài khối đá cổ đại nằm dưới lòng hồ đã được phát hiện và phân tích bởi viện nghiên cứu thuộc thành phố Langenargen, nước Đức. Tuy nhiên, do hồ Constance có diện tích rất lớn và nằm trong khu vực biên giới của cả 3 quốc gia gồm Thụy Sĩ, Đức, Áo, dẫn tới sự phức tạp trong việc phát triển dự án nghiên cứu.
Mãi cho tới đầu tháng 10 năm nay, di tích thủy cung cổ 5500 năm mới được phát hiện ở vùng hồ nằm dọc biên giới Thụy Sĩ. Tiến sĩ Urs Leuzinger tuyên bố đây là một khám phá "giật gân", bởi ông chưa hề biết tới thứ gì giống như vậy.
Các công trình bằng đá được phán đoán giống như các tuyến giao thông (bao gồm cả biển chỉ dẫn), các kiến trúc thủy lợi đã được người tiền sử xây dựng v.v.. Những gì khám phá gần đây được cho chỉ là tảng băng nổi của cả một khu vực tàn tích cổ rộng lớn do con người xây dựng cách đây hơn 5500 năm. Toàn bộ mục đích ứng dụng của 'thủy cung' đá này vẫn còn gây bí ẩn với các nhà nghiên cứu.
Bên cạnh khu vực thủy cung dưới lòng hồ, các nhà khảo cổ còn khám phá một trang trại cổ xưa thuộc khuôn viên một cánh đồng nằm giữa những mỏ đá lớn. Hiện chính phủ 3 nước Thụy Sĩ, Đức và Áo đã khoanh vùng phần lớn diện tích của hồ Constance để hình thành khu Bảo tàng vùng hồ. Nếu muốn tìm hiểu về cuộc sống thời đại đồ đá tại Châu Âu, không nơi nào có nhiều hiện vật giá trị hơn khu Bảo tàng vùng hồ Constance này.
Hiện bảo tàng đang thu hút khoảng 300 nghìn lượt khách du lịch mỗi năm và được xếp hạng như một trong số 10 bảo tàng ngoài trời lớn nhất ở châu Âu. Ngoài các bãi đá cổ, hiệp hội khảo cổ và dân tộc vùng hồ đã cho tái dựng các ngôi làng cổ nằm bên trên mặt nước. Trong các ngôi làng được bày rất nhiều các hiện vật khảo cổ kích thích ham muốn tìm hiểu của khách du lịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời