Phát hiện tín hiệu lạ từ ngôi sao gần Hệ Mặt Trời
CLIP: Cận cảnh đàn tôm 'diễu hành' khi Mặt Trời lạnh / Giải mã sinh vật sống sót qua bất kỳ sự kiện tận thế nào của Trái Đất trừ khi Mặt Trời 'chết'
Theo The Guardian, các nhà khoa học hiện chưa công bố chính thức thông tin này. Tuy nhiên, tín hiệu lạ đó được cho là một chùm sóng vô tuyến hẹp 980 MHz do kính thiên văn Parkes tại Australia phát hiện ra trong khoảng tháng 4 đến tháng 5/2019.
Kính thiên văn Parkes là một phần của dự án Breakthrough Listen trị giá 100 triệu USD nhằm tìm kiếm tín hiệu vô tuyến từ bên ngoài Hệ Mặt Trời. Tín hiệu 980 MHz chỉ xuất hiện một lần duy nhất và chưa từng được tìm thấy trở lại. Theo Scientific American, dải sóng vô tuyến đó thường chỉ phát ra từ vệ tinh và các sản phẩm do con người tạo ra.
Kính thiên văn Parkes - nơi phát hiện ra tín hiệu lạ từ sao Cận Tinh. Ảnh: CSIRO. |
Breakthrough Listen thường xuyên phát hiện ra các tín hiệu vô tuyến bất thường - từ tín hiệu tự nhiên của Mặt Trời đến các nguồn tự nhiên khác bên ngoài Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, tín hiệu lần này dường như được phát trực tiếp từ Cận Tinh - ngôi sao lùn đỏ cách Hệ Mặt Trời chỉ 4,2 năm ánh sáng. Đây cũng là ngôi sao gần Hệ Mặt Trời nhất.
Một điểm đáng ngờ khác là tín hiệu này đã hơi dịch chuyển trong khi các nhà khoa học quan sát, giống sự thay đổi do chuyển động của một hành tinh. Cận Tinh từng được cho là một hành tinh đá, lớn hơn Trái Đất 17%.
Dẫn lời một nguồn tin giấu tên, The Guardian cho biết đây là “ứng viên nghiêm túc đầu tiên cho việc người ngoài hành tinh phát tín hiệu liên lạc” kể từ khi các nhà khoa học phát hiện ra tín hiệu lạ đầu tiên bên ngoài Trái Đất vào năm 1977. Tuy nhiên, vẫn có khả năng đây chỉ là tín hiệu từ một sao chổi hoặc đám mây hydro nào đó.
Sofia Sheikh của Đại học Pennsylvania, người đứng đầu bộ phận phân tích tín hiệu của Breakthrough Listen bày tỏ sự phấn khích: “Đó là tín hiệu thú vị nhất mà chúng tôi thấy trong dự án. Trước đây, chưa từng có tín hiệu nào vượt qua được bộ lọc của chúng tôi”. Nói với Scientific American, Sheikh cho biết đã đặt tên cho tín hiệu này là “ứng viên đột phá 1” (BLC1).
Thách thức lớn nhất trong việc tìm kiếm sự sống bên ngoài hành tinh là không ai biết người ngoài hành tinh liên lạc bằng cách nào và không ai biết hết các nguồn sóng vô tuyến tự nhiên ngoài vũ trụ. Vì vậy, khi phát hiện ra các tín hiệu có vẻ như hợp lý về mặt công nghệ, người ta sẽ nghĩ ngay đến người ngoài hành tinh.
Cho đến nay, không có dữ liệu nào về tín hiệu này được công bố công khai. Ngay cả khi nó được công khai, vẫn có khả năng người ta chẳng thể tìm ra được kết luận cuối cùng về nó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc