Phát hiện vệ tinh thứ 5 của sao Diêm Vương
Phát hiện núi lửa phun ra băng trên sao Diêm Vương / Những hình ảnh “mãn nhãn” về ranh giới ngày và đêm trên trái đất nhìn từ vũ trụ
Phát hiện trên được thực hiện đúng 1 năm sau khi Hubble xác định được Mặt Trăng thứ 4 của Diêm Vương, một thiên thể nhỏ hiện được gọi là P4. Phát hiện mới này đã đưa số vệ tinh từng biết tới của hành tinh lùn Diêm Vương lên con số 5.
4 Mặt Trăng của Diêm Vương được phát hiện trước đây bao gồm Charon, Nix, Hydra và P4. Cho tới nay, Charon vẫn là Mặt Trăng lớn nhất với chiều ngang 1.043 km. Nix và Hydra dao động khoảng từ 32 đến 113 km, trong khi P4 được cho là có độ rộng khoảng từ 13 đến 34 km.
Charon lần đầu tiên được quan sát thấy là vào năm 1978, 48 năm sau khi phát hiện ra Diêm Vương. Nix và Hydra được Hubble tìm thấy năm 2005.
Mặt Trăng mới phát hiện có hình dạng giống với P4 hơn là Charon. “Nó có kích thước nhỏ hơn P4”, Alan Stern thuộc Viện nghiên cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado, Mỹ cho biết trên trang Space.
Mặt Trăng mới của Diêm Vương tạm thời được đặt tên là S/2012 (134340) 1, tuy nhiên nó vẫn được gọi bằng tên thân mật là P5.
Diêm Vương và 5 mặt trăng được biết đến cho tới nay gồm cả P5 trong ảnh chụp của kính viễn vọng không gian Hubble
Các nhà thiên văn học đã phát hiện được P5 bằng Camera góc rộng số 3 (Wide Field Camera 3) của kính viễn vọng Hubble qua một chuỗi các đợt quan sát cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2012.
Theo các nhà nghiên cứu, P5 dường như có hình dạng không đều với đường kính dao động từ 10 đến 24 km. Nó quay quanh Diêm Vương ở khoảng cách trung bình 47.000 km theo một quỹ đạo đồng phẳng với các vệ tinh khác của hành tinh lùn.
Diêm Vương quay quanh quỹ đạo ở khoảng cách 5,87 tỷ km so với Mặt Trời, xa gấp 39 lần so với Trái Đất. Hơn 75 năm sau khi được phát hiện, thiên thể này vẫn được xem là một hành tinh đầy đủ, nhưng mọi việc đã thay đổi vào năm 2006. Khi đó, Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) đã phận loại lại Diêm Vương là hành tinh lùn do nó có quỹ đạo giống với nhiều vật thể khác trong vành đai Kuiper, nhóm các thiên thể có quỹ đạo trải dài từ sao Hải Vương (Jupiter) ra 55 đơn vị thiên văn (AU).
Năm 2006, NASA phóng đi tàu vũ trụ không ngưới lái New Horizons với mục đích nghiên cứu Diêm Vương và các mặt trăng của hành tinh lùn này.
Các nhà thiên văn học hiện đang sử dụng tầm quan sát mạnh mẽ của Hubble để rà quét hệ thống Diêm Vương nhằm phát hiện những tai biến tiềm ẩn cho New Horizons. Bay qua hành tinh lùn với vận tốc 30.000 dặm/h, New Horizons có thể bị phá hủy khi va chạm vào một mảnh vỡ trên quỹ dạo dù chỉ có kích thước rất nhỏ cỡ viên đạn.
“Việc phát hiện ra nhiều Mặt Trăng nhỏ như vậy gián tiếp cho chúng ta thấy rằng phải còn rất nhiều vật thể nhỏ chưa quan sát được trong hệ thống Diêm Vương”, Harold Weaver thuộc Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng của Đại học Johns Hopkins cho biết.P5 quay quanh Diêm Vương ở khoảng cách trung bình 47.000 km theo một quỹ đạo đồng phẳng với các vệ tinh khác của hành tinh lùn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
CLIP: Voi nghĩa hiệp cứu tê giác khỏi nanh vuốt của sư sử nhưng nhìn lại cái kết mới 'sốc'
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?