Khám phá

Phát hiện xương "ma cà rồng" tại Bulgaria

Hai bộ xương "ma cà rồng" từ thời Trung cổ đã được các nhà khảo cổ học khai quật gần một tu viện tại thị trấn Sozopol, Bulgaria.

Phát hiện “ngôi mộ ma cà rồng” ở Bulgaria / Phát hiện 'đứa bé ma cà rồng' với hòn đá trong miệng

Phát hiện xương `ma cà rồng` tại Bulgaria

Bộ xương "mà cà rồng" được các nhà khảo cổ phát hiện tại Bulgaria

Trong xã hội thời Trung cổ 800 năm trước, những bộ xương bị đóng các thanh sắt xuyên qua ngực được xem là bùa chú ngăn không cho người chết biến thành ma cà rồng.

Theo tập tục, những người khi còn sống vốn gây hại cho loài người như kẻ thù, tội phạm, hoặc đột tử do mắc phải các căn bệnh lạ sẽ bị đóng thanh sắt xuyên qua người để sau khi xuống cõi âm sẽ không thể biến thành ma cà rồng quay trở lại làm hại người sống.

Ông Bozhidar Dimitrov - giám đốc Bảo tàng lịch sử quốc gia Bulgaria tại Sofia cho biết: "Đóng cọc sắt vào người chết là một tập tục phổ biến trong một số ngôi làng tại Bulgaria và được duy trì cho tới tận thập niên đầu tiên của thế kỷ 20".

Riêng tại Bulgaria, các nhà khảo cổ học đã khai quật được hơn 100 bộ hài cốt chôn trong tình trạng bị đóng cọc vào người.

Truyền thuyết về ma cà rồng bắt nguồn từ sự xuất hiện của hàng loạt thi thể thối rữa gây đại dịch tràn lan sang châu Âu giai đoạn năm 1300 – 1700.

 

Trong suốt thời kỳ dịch bệnh hoành hành, nhiều ngôi mộ bị bật nắp để chôn các thi thể mới. Khủng khiếp hơn là cơ thể của những kẻ đào mộ lại bị trương phình lên bởi khí gas phát ra từ ngôi mộ.

Ma cà rồng thường xuất hiện với bộ dạng chui lên từ một cái lỗ cùng chiếc vải liệm quấn kín khuôn mặt. Mặc dù từ cõi chết trở lại nhưng tóc của các thi thể vẫn mọc dài thêm, hàm răng sắc nhọn cùng một dòng máu chảy rỉ ra từ mồm.

Các nhà khoa học hiện đại cho rằng dòng máu chảy từ mồm của ma cà rồng thực chất do vi khuẩn trong miệng gây ra. Song vào thời Trung cổ, con người luôn tin rằng dòng máu chảy từ mồm ma cà rồng là nguồn gây bệnh dịch hạch, khiến nhiều người tử vong.

Đây chính là lý do mà người sống đóng cọc vào tim và nhét hòn đá vào mồm của người chết để tiêu diệt các sinh vật bất tử còn thanh kim loại xuyên qua ngực để ghim người chết vào trong nấm mồ, ngăn không cho họ tỉnh dậy vào nửa đêm và đe dọa cõi dương.

Theo nhà khảo cổ học Petar Balabanov – người từng khai quật 6 bộ xương bị đóng đinh tại một địa điểm gần thị trấn Debeit tại Bulgaria vào năm 2004, nghi thức dị giáo đóng cọc vào người chết cũng được tiến hành tại Serbia và các quốc gia Balkan khác.

 

Theo Minh Thu/infonet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm