Khám phá

Phi tần có phong hiệu độc nhất vô nhị thời nhà Thanh: Là con gái của quan nuôi ngựa nhưng trở thành phi tử đặc biệt nhất của Hoàng đế Gia Khánh

Bà là nguyên mẫu lịch sử của nhân vật Hầu Giai Ngọc Doanh.

Vừa chuyển về nhà mới, người đàn ông nghe âm thanh lạ phát ra từ lòng đất trước khi đào được 'kho báu' đặc biệt / Thực hiện nghi lễ cổ, chàng trai bị cá sấu tấn công kinh hoàng

Hầu Giai thị là người Mông Cổ, phụ thân của bà là Khảo Trụ, một vị quan trông coi ngựa cho Hoàng đế trong Thượng Tứ viện, thuộc Nội vụ phủ. Xuất thân gia tộc Hầu Giai thị không quá vinh hiển nhưng cũng không hề thấp kém.

Năm Càn Long thứ 43, bà nhập cung làm Quan nữ tử, sau đó trở thành thiếp của Gia Thân vương Vĩnh Diễm với phân vị Cách cách. Địa vị của bà lúc đó không quá cao nhưng cũng không quá thấp.

Năm Càn Long thứ 54, Hầu Giai thị hạ sinh con gái cho Gia Thân vương nhưng yểu mệnh mất sớm. Cái chết của con gái là một đả kích lớn đối với Hầu Giai thị, từ đó bà không sinh lần nào nữa dù được Gia Thân vương vô cùng sủng ái.

Ảnh minh họa.

Năm Càn Long thứ 60, Hoàng đế Càn Long thoái vị, Gia Thân vương nối ngôi, trở thành Hoàng đế Gia Khánh.

Trong triều đại nhà Thanh, xuất thân gia đình là yếu tố quan trọng quyết định số phận của hầu hết nữ nhân hậu cung, yếu tố còn lại là dựa vào con cái. Yếu tố được sủng ái chỉ là một phần rất nhỏ. Gia đình của Hầu Giai thị không cao quý lại không có con cái bên mình, vốn dĩ đã mất đi cơ hội được tấn phong phân vị cao hơn.

Nhưng may mắn đã đến với bà, Hoàng đế Gia Khánh là một người trọng tình xưa. Hậu cung lúc đó cũng không quá nhiều nữ nhân, do đó bà đã được tấn phong thành Doanh tần ngay sau khi Hoàng đế đăng cơ. Trong chiếu thư sách phong, Hoàng đế Gia Khánh đã không ngớt lời ca ngợi Hầu Giai thị thiện lương đôn hậu mà lại rất thông tình đạt lý.

Cũng bởi vì những phẩm chất cao quý đó mà vào năm Gia Khánh thứ 6, Hầu Giai thị được tấn phong phi vị. Hoàng đế Gia Khánh còn ban cho bà một phong hiệu khác: 'Hoa'.

 

Ảnh minh họa.

Đây cũng chính là phong hiệu độc nhất vô nhị trong toàn bộ triều nhà Thanh. Từ 'Hoa' trong cũng có ý nghĩa đặc biệt đối với người Trung Quốc. Trong lịch sử phong kiến hàng nghìn năm, chỉ có mỗi Hầu Giai thị và một vị phi tần của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ thời nhà Đường có được phong hiệu này. Có thể thấy trong lòng Hoàng đế Gia Khánh, Hầu Giai thị vẫn có một vị trí quan trọng.

Suốt thời gian tại vị, Hoàng đế Gia Khánh có 2 vị Hoàng hậu, 2 vị Hoàng quý phi và 4 vị phi tử. Hoa phi Hầu Giai thị xếp thứ 2 trong 4 vị phi tử này. Trên thực tế, người xếp đầu tiên trong 4 vị phi tử là Thứ phi Hoàn Nhan thị, qua đời trước khi Hoàng đế Gia Khánh đăng cơ. Phi vị của Hoàn Nhan thị là được truy phong sau này, bản thân Hoàn Nhan thị chưa một ngày được sống trong hoàng cung. Do đó, Hoa phi Hầu Giai thị có thể được xem là đứng đầu trong các vị phi tần, chỉ đứng sau 2 vị Hoàng hậu và 2 vị Hoàng quý phi.

 

Tuy nhiên, sức khỏe của Hoa phi Hầu Giai thị luôn không tốt từ khi con gái chết yểu. Bà đã qua đời sau 3 năm được tấn phong thành Hoa phi. Sau khi bà qua đời, Hoàng đế Gia Khánh đã đích thân đến tế điện, được xem như một niềm an ủi trong cả cuộc đời của Hầu Giai thị.

Cũng giống như nhiều phi tần bình thường khác trong lịch sử nhà Thanh, có rất ít ghi chép về Hoa phi Hầu Giai thị. Khi còn sống Hầu Giai thị chưa từng làm điều ác, đến khi mất chỉ để lại một vài vết tích trong sách sử chứng minh bản thân từng tồn tại.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm