Phi tần dưới triều Thanh không được phép về nhà đón Tết cùng gia đình, vậy họ đã đón năm mới ở hậu cung như thế nào?
Vị tướng giỏi nhất của Lê Lợi được triều Nguyễn thờ trong Võ Miếu / Trăm điều ngỡ ngàng chỉ có ở thủ đô nước hoa lâu đời nhất Ấn Độ
Vào thời Trung Hoa phong kiến ngày xưa, khi một nữ nhân đã bước vào hoàng cung thì chắc chắn phải ở lại hậu cung suốt đời. Tuy nhiên, quy định này cũng không phải là tuyệt đối. Các phi tần muốn trở về nhà mẹ đẻ thì trước hết phải có sự đồng ý của Hoàng đế, nhưng điều này hầu như là vô vọng, bởi những người không được sủng ái thì không có cơ hội "mặc cả" với Hoàng đế, còn những nàng sủng phi thì rất hiếm "xin xỏ" xuất cung.
Nguyên do của quy định này thật sự rất đơn giản, Hoàng đế sợ sẽ xuất hiện tình huống ngoài ý muốn. Như chúng ta đã biết, muốn tồn tại ở hậu cung nhất định phải có con, nhưng không phải ai cũng có cơ hội hầu hạ Hoàng đế thị tẩm. Do đó, nhiều nữ nhân đã lên kế hoạch "cắm sừng" Hoàng đế ngay sau khi xuất cung. Chính vì để ngăn chặn những tình huống này, Hoàng đế sẽ không cho phép phi tần về nhà mẹ đẻ.
Dù phi tần không được xuất cung nhưng người nhà của họ có thể vào Hoàng cung để thăm viếng. Nhưng cơ hội này chỉ dành cho phụ mẫu hoặc những người thân nữ giới trong nhà. Chẳng hạn như khi phi tần mang thai, mẹ đẻ của họ có thể vào cung để chăm nom. Từ Hi Thái hậu cũng đã có được ân sủng như vậy, mẹ đẻ của bà đã được mời vào cung để chăm sóc cho bà trong một thời gian.
Vậy thì những nữ nhân hậu cung sẽ đón năm mới như thế nào nếu không được đoàn tụ với gia đình vào dịp Tết?
Cần lưu ý rằng, thời gian đón năm mới ở thời đại nhà Thanh kéo dài khoảng 1 tháng, lâu hơn với kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán hiện nay.
Không giống như các bộ phim truyền hình cung đấu mà chúng ta thường xem, các Hoàng đế nhà Thanh thường ngày đều ăn uống một mình, chỉ có những dịp lễ Tết mới dùng bữa cùng Hoàng hậu và các phi tần, buổi tiệc đó gọi là "gia yến".
Gia yến Nguyên Đán trong hoàng cung thường được tổ chức vào buổi sáng ngày đầu năm mới. Địa điểm tổ chức là ở Càn Thanh cung, nhưng thỉnh thoảng cũng được tổ chức ở hậu điện Thấu Phương Trai. Vị trí ngồi của Hoàng đế là ở trung tâm, Hoàng hậu ngồi đằng sau Hoàng đế, chếch về phía Đông. Vị trí ngồi của các phi tần ở phía Đông, phía Tây và đối diện với vị trí ngồi của Hoàng đế. Yến tiệc mừng năm mới luôn bị ràng buộc bởi rất nhiều nghi thức và những người tham gia không thể tự do ăn uống theo ý thích, nếu không sẽ bị trách phạt.
Trong quyển "Cung Lý Qua Đại Niên" có ghi chép, Hoàng đế, Hoàng hậu và các phi tần có hoạt động thường niên là xem tuổi vào đêm Giao thừa. Đồng thời cũng có ghi chép, vào dịp năm mới, ở mỗi cung điện trong hoàng cung đều được treo các vật cát tường và đèn lồng.
Không giống như Hoàng đế có lịch trình dày đặc vào những ngày đầu năm, các hậu phi sẽ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn. Ngoài hoạt động bái kiến chúc Tết Hoàng đế, các phi tần sẽ dành phần lớn thời gian để ngắm đèn lồng, lễ Phật, viết chữ, vẽ tranh hoặc cùng các tỷ muội thân thiết trong hậu cung đi dạo khắp Ngự Hoa viên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?