Phi tần ở hậu cung thời phong kiến cạnh tranh khốc liệt chỉ để hưởng ba đặc quyền này từ hoàng thất
Sự thật việc Vương Chiêu Quân bị vẽ xấu vì không hối lộ họa sĩ, chuyên gia tiết lộ nội tình / Bật mí cách hoàng đế xưa ngăn phi tần 'vượt rào' với thị vệ
Trong xã hội phong kiến cổ xưa, hoàng đế là người quyền lực nhất được ví như "cửu ngũ chí tôn", ý chỉ sự chí cao vô thượng của đế vương, là thiên tử chính thống, vạn thọ vô cương. Từ xa xưa, người ta thường gọi các bậc đế vương cổ đại là "chân long thiên tử, cửu ngũ chí tôn" nhằm chỉ sự tôn quý của hoàng đế.
Là người đứng đầu một quốc gia, hậu cung của hoàng đế có ba ngàn mỹ nữ. Tuy nhiên, không phải phi tần nào cũng được hoàng đế sủng ái. Trong hậu cung ba ngàn giai lệ, có nhiều phi tần, mỹ nữ luôn cạnh tranh công khai hoặc ngấm ngầm đấu đá lẫn nhau để giành được sự ân sủng của hoàng đế.
Đặc biệt, với các phi tần, việc được thăng cấp vị từ "Quý nhân" lên "Tần" là một trong những điều chứng minh họ vừa được hoàng đế sủng ái và có quyền lực trong hậu cung. Điều này khiến nhiều người "ngây ngất" trong sự vui sướng tột độ và càng cạnh tranh khốc liệt hơn để được đế vương cưng chiều.
Theo Sohu, việc thăng cấp vị không chỉ giúp họ khẳng định tranh sủng thành công mà còn giúp các vị Phi, Tần, Quý Phi, Hoàng Quý Phi được hưởng ba đặc quyền lớn của hoàng thất. Đó là có cung điện riêng độc lập không phải chung với bất kỳ ai, được quyền nuôi con và được chôn cất trong hoàng lăng sau khi qua đời. Đây là đặc quyền không phải Đáp ứng, Thường tại hay Quý nhân nào cũng có được.
Theo báo cáo của NetEase, hệ thống hậu cung ở mỗi triều đại mỗi khác. Mõi triều đại lại có chế độ khác nhau nên điều kiện tuyển chọn cung tần mỹ nữ cũng khác. Tuy nhiên, những điều kiện cơ bản đều giống nhau, chẳng hạn như xuất thân cao quý, ngoại hình ưa nhìn, hay tài năng xuất chúng và học thức. Trong bài viết này chỉ lấy ví dụ về hậu cung thời nhà Thanh.
Ở Thanh triều, cứ ba năm một lần, hoàng đế lại tổ chức một cuộc tuyển chọn cung tuần mỹ nữ mới nhập cung. Những người này đều là các cô gái trẻ đẹp, con cái của các quan lại trong cung. Yêu cầu cơ bản là phải sạch sẽ, trên cơ thể không có vết sẹo, không có mùi hôi, v.v. và họ phải trải qua một loạt cuộc kiểm tra của các cung nữ khác mới có thể vào hoàng cung gặp hoàng đế.
Điều này cũng tùy theo ý muốn của hoàng đế, nhưng một số người có xuất thân đặc biệt quý tộc có thể trực tiếp vào cung làm thê thiếp mà không cần thông qua cuộc tuyển chọn.
Ngoài ra, chế độ hậu cung của nhà Thanh cũng vô cùng nghiêm ngặt, mỗi chức vị đều có quy định về số lượng phi tần. Đơn cử như, hậu cung chỉ có một Hoàng hậu, một Hoàng quý phi, hai quý phi, bốn Phi, sáu Tần, còn các Quý nhân, Thường tại, Đáp ứng không có số lượng cố định, hoàng đế muốn bao nhiêu tùy thích.
Tuy nhiên, khoảng cách giữa các phi tần có địa vị khác nhau hoàn toàn khác biệt. Nhiều phi tần đều có chung quan điểm "mẫu bằng tử quý" (Mẹ được yêu quý nhờ con cái). Do đó, nhiều người tìm mọi cách để sinh con cho hoàng đế, bằng cách này địa vị của họ sẽ được thăng tiến và được hưởng nhiều đặc quyền hơn.
Các Quý nhân, Thường tại hay Đáp ứng thời Thanh nếu được thăng hạng phi vị còn được hưởng ba đặc quyền lớn. Thứ nhất, họ sẽ có cung điện, cung nữ và thái giám riêng.
Việc cải thiện chỗ ở chỉ dành cho những người được thăng vị lên làm Tần, Phi. Về phần những Quý nhân, Thường tại, Đáp ứng, địa vị của họ chỉ cao quý hơn cung nữ một chút như không phải làm việc nặng nhọc, không bị đánh đập hay mắng mỏ. Do không có cung điện riêng nên hoàng đế sẽ ít tới thăm họ điều này đồng nghĩa với việc những người này rất khó được thăng tiến cấp vị. Những người này không có cung điện riêng, không có cung nữ và thái giám riêng, việc họ phải làm hàng ngày là làm sao để hoàng đế nhớ đến họ.
Khi được thăng cấp lên làm Tần, Phi thì cuộc sống của họ hoàn toàn bước sang trang mới. Dù không phải chính thê nhưng những vị Tần, Phi này có cung điện riêng và người hầu riêng. Cho dù không được hoàng đế sủng ái, họ vẫn có thể thoải mái sống trong trung cung của mình, muốn làm gì thì làm, không bị ai quấy rầy. Hơn nữa, thái giám làm bất cứ việc gì cũng rất thuận tiện khi đã có cung nữ riêng, khi ăn, những cung nữ này sẽ mang đồ ăn về phòng riêng để ăn, đồng thời còn có người tận tâm lo việc vặt trong cung
Đặc quyền thứ hai là có thể tự mình nuôi dạy con cái. Nhà Thanh vốn rất coi trọng xuất thân mẹ ruột của các a ca.
Ở nhà Thanh, không phải mẹ quý nhờ con mà ngược lại "con quý nhờ mẹ". Mẹ có xuất thân quý tộc thì con trai càng được hoàng đế yêu thích. Do hoàng đế nhà Thanh có nhiều người thừa kế nên các bậc đế vương rất quan tâm đến nguồn gốc xuất thân của mẹ ruột các a ca.
Hơn nữa, nhà Thanh rất coi trọng xuất thân của mẫu thân các a ca. Ngoài ra, các Tần, Phi ở thời nhà Thanh vẫn có quyền nuôi con của mình. Nếu con do người thiếp là Đáp ứng hay Thường tại sinh ra thì ngay cả con ruột của mình cũng không thể được nuôi mà phải giao con của mình cho người khác nuôi. Đây là quy tắc trong hậu cung nhà Thanh.
Như vậy có thể thấy, tuy rằng địa vị phi tần cùng địa vị quý nhân chỉ chênh lệch một đẳng cấp, nhưng trong cách đối xử lại có sự khác biệt rất lớn.
Cuối cùng, phụ nữ thời xưa rất khó lập công, đặc biệt, những phi tần này chỉ có thể đặt hy vọng được chôn trong hoàng lăng của hoàng thất. Việc làm này sẽ giúp tên tuổi họ sau khi chết vẫn được lưu danh sử sách giống như Hoàng Hậu, Hoàng Quý phi. Còn các Quý nhân, Thường tại, Đáp ứng, tên của họ sẽ không được ghi vào sử sách, sau khi chết cũng không được chôn cất cùng hoàng đế.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào