Phi tần ở với Càn Long lâu nhất hậu cung, xinh đẹp nhưng được thị tẩm đúng 1 lần
Nghi lễ 'quái dị' khi mai táng phi tần của người xưa và lý giải khoa học / Vì sao phi tần tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng đều trong tư thế không khép chân?
Nàng chính là Uyển Quý phi Trần thị. Do không được Càn Long sủng ái, bà đã sống một cuộc đời không con không cái, an yên thọ tới 92 tuổi.
Uyển Quý phi Trần thị (1717 - 1807) là con gái của Trần Đình Chương. Bà lớn lên ở nước ngoài nên có tính cách rất phóng khoáng. Vì phụ thân của Trần thị muốn củng cố địa vị trong triều đã dâng tặng con gái cho Bảo Thân vương Hoằng Lịch (tức Hoàng đế Càn Long sau này). Bà nhập phủ làm thiếp của Bảo Thân vương, phân vị Cách cách. Trần thị nhập cung khi mới 13-14 tuổi, do không có xuất thân cao quý nên chỉ có phân vị bé nhỏ. Mặc dù Trần thị rất xinh đẹp nhưng cả đời chỉ được Càn Long sủng ái một lần.
Bà nhập phủ làm thiếp với phân vị Cách cách. (Ảnh minh họa: Nhân vật Du phi trong Như Ý truyện)
Đến khi Bảo Thân vương tức vị thành hoàng đế, Trần thị được sơ phong là Thường tại. Năm Càn Long thứ 2, khi chính thức đại phong hậu phi, Trần thị được thăng làm Quý nhân. Bà sống tại Diên Hi cung cùng với Du phi Hải thị. Bà và Hải thị là 2 phi tử có thân phận thấp nhất ở thời điểm đó.
Nhiều năm sau, Càn Long thực hiện một đợt đại tấn phong hậu cung. Khi ấy, Trần thị được phong làm Uyển tần và bà đã tại vị Tần trong suốt 40 năm. Bà tuy là một trong những vị phi tần hầu hạ Càn Long sớm nhất nhưng lại không nhận được sự ngó ngàng. Bà sống lặng lẽ đến cuối đời, không có lấy một mụn con cái để làm chỗ dựa.
Bà tuy là một trong những vị phi tần hầu hạ Càn Long sớm nhất nhưng lại không nhận được sự ngó ngàng. (Ảnh minh họa: Nhân vật Du phi trong Như Ý truyện)
Trước khi nhường ngôi cho con trai Gia Khánh, Càn Long nhớ đến những phi tần không được đắc sủng và muốn bù đắp cho họ. Khi đấy, Trần thị được phong thành Uyển phi. Dù đã có danh phận cao hơn nhưng bà vẫn chỉ nhận được sự lạnh nhạt của Càn Long. Nhờ đức tính không ganh đua với đời, bình lặng mà sống nên bà không có mấy kẻ thù bày mưu hãm hại. Chính vì lẽ đó mà bà đã sống thọ tới 92 tuổi, trở thành vị phi tần sống thọ nhất của Càn Long Đế.
Trong quyển "Thanh Sử Cảo - Liệt Truyền Nhất - Hậu Phi" ghi rõ: Uyển Quý Thái phi Trần Thị. Trong thời Càn Long, từ Quý nhân thăng đến Uyển tần. Trong thời Gia Khánh, được tôn thành Uyển Quý Thái phi, qua đời năm 92 tuổi. Thậm chí, Uyển phi còn sống thọ hơn vua Càn Long tới tận 8 năm. Từ khi được gả cho Hoàng đế Càn Long vào năm 13 tuổi đến khi ngài qua đời, Uyển phi đã sống cùng Hoàng đế 70 năm, lâu hơn cả Du Phi, người được cho là kín tiếng nhất hậu cung, sống bên cạnh Càn Long Đế tới 62 năm.
Bà đã sống thọ tới 92 tuổi, trở thành vị phi tần sống thọ nhất của Càn Long Đế. (Ảnh minh họa: Nhân vật Du phi trong Như Ý truyện)
Năm Gia Khánh thứ 6 (1801), tháng Giêng, bà được Gia Khánh Đế tấn thăng làm Uyển Quý Thái phi. Gia Khánh Đế đối với bà cũng rất kính trọng, tôn gọi là Uyển Quý thái phi Mẫu phi. Khi bà qua đời năm 1807, vua Gia Khánh còn đích thân tới tế rượu. Cũng cùng năm đó, bà được an táng tại Dụ lăng, Phi viên tẩm, kết thúc những năm tháng cô đơn trong cung cấm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nơi đầu tiên ở Việt Nam có điện: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, nay là thành phố lớn thứ 3 cả nước
Ở miền Bắc có một loại củ có cái tên 'chẳng giống ai', xưa dùng để 'cứu đói' nay thành đặc sản 250 nghìn đồng/kg
Loài động vật với khả năng giao phối liên tục đến 8 giờ khiến giới khoa học sửng sốt
Trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn và lơ lửng trong vũ trụ, nếu trái đất rơi thì nó sẽ rơi ở đâu?
Cá mập bị cắt vây có thể sống được bao lâu sau khi trở lại biển?
CLIP: Báo hoa mai và linh cẩu 'bắt tay hợp tác', tóm gọn lợn rừng nhưng màn ăn chia sau đó mới gây chú ý