Khám phá

Phi tần xưa đeo nhẫn vàng, treo đèn lồng đỏ ở cửa mỗi tháng một lần là có ý gì?

Theo các chuyên gia, hành động này của các phi tần ẩn giấu bí mật trong việc dành lấy sự sủng ái của hoàng đế.

Những thủ đoạn "câu dẫn" và muôn vàn chiêu tranh sủng của phi tần Trung Quốc để tránh luật thị tẩm ở hậu cung / Phi tần ở với Càn Long lâu nhất hậu cung, xinh đẹp nhưng được thị tẩm đúng 1 lần

Cuộc sống thời phong kiến thường chú trọng nam giới mà xem nhẹ nữ giới. Có thể nói những người phụ nữ sinh ra ở thời đó chỉ có thể dựa vào người đàn ông để có được địa vị trong xã hội.

Hoàng cung chính là lựa chọn tốt nhất để nữ nhân đạt được điều đó. Đây cũng là nơi áp lực cạnh tranh lớn nhất, bởi hoàng cung có tới 3.000 cung tần mỹ nữ nhưng chỉ một hoàng đế. Ai được hoàng đế sủng ái thì cuộc đời coi như bước sang trang mới, nếu người đó có con thì càng thêm thăng tiến.

Để sủng hạnh hết mấy nghìn mỹ nữ, hoàng đế chỉ có cách lật thẻ bài.

Phi tần xưa đeo nhẫn vàng, treo đèn lồng đỏ ở cửa mỗi tháng một lần là có ý gì? - Ảnh 1.

Hoàng đế sẽ lật thẻ bài để chọn người được thị tẩm. (Ảnh minh họa: Sohu)

Thời phong kiến, việc đến kỳ kinh nguyệt là chuyện hết sức riêng tư và ngại ngùng với phụ nữ. Theo quy định của hoàng cung, phi tần giai đoạn này không được phép hầu hạ nhà vua, vì có thể ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia, phi tần nào cố ý vi phạm sẽ phải tội chém đầu.

Chuyện này không thể trực tiếp nói cho người ngoài cũng như hoàng đế biết, nên các phi tần luôn phải nghĩ đủ phương pháp để ngầm truyền đạt sự việc, tránh khó xử. Chẳng may làm mất hứng hoàng đế, phi tần có thể bị giáng tội khi quân, tống vào lãnh cung hay thậm chí là mất mạng.

Trong tình huống này các phi tần sẽ dùng cách gì để thông báo cho hoàng đế mà không khiến ngài tức giận?

Phi tần xưa đeo nhẫn vàng, treo đèn lồng đỏ ở cửa mỗi tháng một lần là có ý gì? - Ảnh 2.

Khi "đến tháng" nhiều phi tần chọn cách treo đèn lồng đỏ trước cửa cung để ngầm thông báo cho hoàng đế biết. (Ảnh minh họa: Sohu)

 

Thực tế, quy định về thông báo trên xuất hiện từ thời nhà Hán. Mỗi triều đại khác nhau các nữ nhân trong cung sẽ có cách ẩn ý, tế nhị khác nhau để ngầm báo. Trong đó, phi tần đeo nhẫn vàng trên tay hoặc treo đèn lồng đỏ trước cửa là 2 cách được sử dụng nhiều nhất.

Đeo nhẫn vàng trên tay là phương pháp thường được áp dụng vào thời nhà Đường. Việc đeo nhẫn vàng giống như truyền đi thông điệp phi tần không thể "sủng hạnh" và hầu hạ hoàng đế. Khi nhìn chiếc nhẫn này, hoàng đế sẽ hiểu và hỏi han sức khỏe phi tần.

Một cách khác, phi tần có thể treo đèn lồng đỏ trước cửa cung để báo cho hoàng đế mình đang trong thời kỳ "đèn đỏ' không tiện hầu hạ, xin trao lại vinh dự đó cho phi tần khác.

Phi tần xưa đeo nhẫn vàng, treo đèn lồng đỏ ở cửa mỗi tháng một lần là có ý gì? - Ảnh 4.

Được hoàng đế sủng hạnh là mong muốn của nhiều phi tần, nhưng nếu rơi vào ngày "đèn đỏ" họ sẽ có cách để thông báo. (Ảnh minh họa: Sohu)

Trải qua nhiều triều đại khác nhau, phương pháp dần được biến hóa, thay đổi để phù hợp hơn.

 

Vào thời nhà Hán, các phi tần đến ngày này sẽ dùng son phấn màu đỏ trang điểm lên mặt. Còn thời nhà Đường, phi tần sẽ buộc một sợi chỉ đỏ vào tay. Ngoài ra, nếu thân thể phi tần không được thoải mái, họ có thể viết mật tấu gửi lên hoàng thượng.

Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, "phòng kính sự" được thành lập chỉ để quản lý công việc của các phi tần trong hậu cung. Nếu sắp đến kỳ "đèn đỏ" của thê thiếp, thái giám sẽ được cử đến thông báo trước để tránh hoàng đế lựa chọn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm