Phổ Nghi chơi trốn tìm ở Dưỡng Tâm điện, không ngờ tìm thấy mật chiếu của hoàng đế Ung Chính: Đó là gì?
Người phụ nữ nào trong cung không có danh phận nhưng hoàng đế luôn coi trọng? / Lưu Bị đại bại ở trận Di Lăng, vì sao nhất quyết ở lại thành Bạch Đế? Gia Cát Lượng “đọc vị” hoàng đế
Phổ Nghi và em trai ông không ngờ trong một lần đi chơi trốn tìm ở Dưỡng Tâm điện lại tìm thấy mật chiếu của hoàng đế Ung Chính. Rốt cục trong đó viết gì?
Phổ Nghi (1906 – 1967) là vị hoàng đế cuối cùng của triều đình nhà Thanh. Đồng thời ông cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Trung Quốc.
Vào tháng 11 (Âm lịch) năm Quang Tự thứ 34 (tức năm 1908), sau khi người bác là Quang Tự Đế băng hà vào ngày 14/11 và Từ Hi Thái hậu qua đời ngày 15/11, Phổ Nghi chính thức lên ngôi hoàng đế khi mới 2 tuổi.
Tuy nhiên, 4 năm sau đó (năm 1912), vị hoàng đế này bị buộc thoái vị. Nhà Thanh cũng bị sụp đổ sau gần 300 trị vì Trung Quốc. Dù đã thoái vị nhưng Phổ Nghi và triều đình vẫn được phép ở lại trong Tử Cấm Thành. Thời gian này, Phổ Nghi vẫn được đối xử như một vị hoàng đế, nhận được sự kính trọng và có quyền hành trong triều đình của riêng mình.
Đến tháng 3 năm 1932, Phổ Nghi được Nhật Bản đưa lên là "hoàng đế bù nhìn" của Đế quốc Mãn Châu cho đến năm 1945. Sau đó, Phổ Nghi được hồi hương vào năm 1950. Ông qua đời tại Bắc Kinh vì biến chứng của căn bệnh ung thư thận và bệnh tim vào năm 1967.
Vào những năm 1950, trong thời gian ở trong trại cải tạo ở Phủ Thuận (tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc), Phổ Nghi đã viết một cuốn tự truyện mang tên "Nửa đời trước của tôi".
Cuốn sách này đã tiết lộ nhiều câu chuyện, bí mật cuộc sống trong Tử Cấm Thành mà Phổ Nghi đã trải qua. Câu chuyện Phổ Nghi cùng em trai đi chơi trốn tìm và tình cờ phát hiện ra một mật chiếu ở trong Dưỡng Tâm điện là một minh chứng. Đặc biệt, mật chiếu này giúp hé mở đáp án về cái chết đột ngột của hai vị hoàng tử cách đây hàng thế kỷ của nhà Thanh.
Phổ Nghi và em trai đã tìm thấy gì?
Vào năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 8, một giáo viên được mời đến để dạy học cho Phổ Nghi ở trong Tử Cấm Thành. Em trai ruột của Phổ Nghi là Phổ Kiệt cũng được đưa vào cung để học cùng. Phổ Nghi và em trai rất thân thiết. Ngoài giờ học, cả hai thường cùng nhau vui đùa trong các cung điện.
Một lần, khi đang chơi trốn tìm trong Dưỡng Tâm điện, Phổ Nghi và Phổ Kiệt đã phát hiện ra một chiếc hộp gỗ nhỏ. Tuy nhiên, khi mở ra, cả hai anh em đều vô cùng kinh ngạc, bởi đó chính là mật chiếu của Ung Chính Đế, vị hoàng đế thứ năm của nhà Thanh, trị vì từ năm 1722 đến năm 1735.
Tuy nhiên, vì lúc đấy còn nhỏ nên Phổ Nghi không biết rằng thứ ông đang cầm trên tay là mật chiếu quyết định đến sự sống chết của con người. Hóa ra chiếu chỉ bí mật này của hoàng đế Ung Chính có liên quan đến cái chết của hai vị hoàng tử. Đó là Bát a ca Dận Tự và Cửu a ca Dận Đường, hai vị hoàng tử từng tham gia vào cuộc chiến tranh giành ngai vàng, sử gọi là "Cửu tử đoạt đích" nổi tiếng trong lịch sử nhà Thanh.
"Cửu tử đoạt đích" là sự kiện nổi tiếng xảy ra vào cuối thời hoàng đế Khang Hi.Bát a ca và Cửu a ca hợp tác với nhau, tạo thành phe Bát gia đảng, trong cuộc chiến tranh giành ngôi vị thái tử để kế vị ngai vàng của hoàng đế Khang Hi.
Vào cuối thời Khang Hi, vị hoàng đế này phải tận mắt chứng kiến cảnh các vị hoàng tử của ông tranh giành ngai vàng. Cuối cùng, phần thắng trong cuộc chiến khốc liệt này đã thuộc về Tứ hoàng tử Dận Chân (tức Ung Chính Đế).
Ung Chính được đánh giá là một vị hoàng đế siêng năng, cần kiệm, nổi tiếng có tài trị quốc và có nhiều giải pháp chống tham nhũng quyết liệt. Hộp mật chiếu bí mật mà Phổ Nghi và em trai tìm thấy ở Dưỡng Tâm điện là bằng chứng cho thấy hoàng đế Ung Chính đã cho người đi ám sát hai em trai của mình.
Bát a ca Dận Tự là vị hoàng tử rất được Khang Hi yêu quý.
Theo ghi chép trong lịch sử, sau khi Ung Chính lên ngôi, năm 1723, Bát ca ca Dận Tự (khi đó phải đổi tên thành Doãn Tự để tránh kỵ húy) được phong làm Công bộ Thượng thư, với tước hiệu là Hòa Thạc Liêm Thân vương. Tuy nhiên, đến năm 1724, hoàng đế Ung Chính lại phạt Doãn Tự ở trong Thái miếu một ngày một đêm vì không hoàn thành công việc ở trong Lý Phiên Viện, nơi quản lý các vùng đất bá chủ của triều nhà Thanh.
Đến năm Ung Chính thứ 4 (năm 1726), Doãn Tự bị tước phong hiệu, đồng thời xóa tên khỏi hoàng gia vì bị buộc tội chống lại Ung Chính. Vị hoàng tử này bị nhốt ở trong Tông Nhân phủ và không bao lâu sau thì qua đời.
Cửu a ca không những văn võ song toàn mà còn nổi tiếng thông thạo nhiều ngôn ngữ.
Tương tự như Bát a ca, Cửu a ca Doãn Đường (đổi lại tên để tránh kỵ húy) cũng bị khai trừ ra khỏi hoàng tộc, xóa bỏ tên khỏi tông tịch. Ông bị giam tại Bảo Định. Cùng năm 1726, vị hoàng tử này qua đời vì "một căn bệnh lạ ở bụng". Do đó, cũng có suy đoán cho rằng Doãn Đường chết vì bị ngộ độc.
Sự lần lượt ra đi đột ngột của hai vị hoàng tử DoãnTự và Doãn Đường vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải. Tuy nhiên, hộp mật chiếu mà anh em Phổ Nghi tìm thấy dường như đã tiết lộ sự thật liên quan đến bí ẩn này.
Vào những năm cuối đời, khi có cơ hội được giới truyền thông phỏng vấn, Phổ Kiệt, em trai của Phổ Nghi, đã nói ra bí mật tìm thấy năm xưa ở Dưỡng Tâm điện. Khi đối chiếu với những ghi chép của Phổ Nghi trong cuốn "Nửa đời trước của tôi", thông tin rất giống nhau. Vì vậy, nhiều người cho rằng cái chết đột ngột của Bát a ca và Cửu a ca năm xưa đã có lời giải sau hàng trăm năm.
Việc lên ngôi của hoàng đế Ung Chính gây nhiều tranh cãi.
Việc lên ngôi của Ung Chính ngay từ đầu đã gây không ít tranh cãi xoay quanh nghi vấn sửa di chiếu của hoàng đế Khang Hi. Hơn nữa, cuộc chiến "Cửu tử đoạt đích" vào những năm cuối thời Khang Hi diễn ra vô cùng kịch liệt. Tuy Ung Chính là người giành chiến thắng sau cùng, nhưng việc những người anh em của ông ra đi một cách đột ngột khiến vị hoàng đế này không tránh khỏi nghi vấn sát hại người thân.
Hơn nữa, sau khi xem xong mật chiếu này, dù còn nhỏ nhưng Phổ Nghi và Phổ Kiệt đã để lại về chỗ cũ. Đến nay, mật chiếu trong Dưỡng Tâm điện vẫn chưa được công bố với thiên hạ. Do đó, không ít người đã hoài nghi về tính xác thực của mật chiếu này. Tuy nhiên, có vẻ như mọi thứ không còn quá quan trọng nữa, vì triều đại nhà Thanh đã sụp đổ.
Trong suốt quá trình trị vì nhà thanh, Ung Chính vẫn luôn giữ bí mật này. Có lẽ vị hoàng đế này muốn con cháu sau này bù đắp cho các vị huynh đệ của mình.
Dù gây nhiều tranh cãi về việc lên ngôi nhưng không thể phủ nhận tài năng của hoàng đế Ung Chính trong quá trình trị vì đất nước. Các nhà sử học cũng thừa nhận rằng không có Ung Chính thì không có cái gọi là Khang Càn thịnh thế, thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của nhà Thanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái