Phơi bày nguyên nhân khiến 3 vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc không có con nối dõi
3 điều phi tần phải chịu đựng khi hầu hạ hoàng đế mà không dám nói ra / Bí mật về những người sống được bồi táng theo các hoàng đế cổ đại trong lăng mộ
Trước tiên là hoàng đế Đồng Trị. Ra đi ở tuổi 21, ông được cho là từng có con với hoàng hậu của mình là A Lỗ Đặc thị nhưng bị thái hậu Từ Hy ép chết khi còn nằm trong bụng. Vốn dĩ ngoài hoàng hậu ra, ngài còncó hơn 2 năm chung sống với các phi tần và mỹ nữ trong hậu cung nhưng sau này không có bất kì ghi chép nào về con cái của ngài. Thậm chí, có tin đồn Đồng Trị mắc bệnh giang mai nên mới chết sớm.
Việc Quang Tự - cháu của Từ Hy - thế ngôi Đồng Trị sau khi mất càng khiến cho người đời sau tin rằng việc ông "tuyệt tự" chính là một âm mưu chính trị. Tưởng đâu ngồi lên ngai vàng sẽ 1 bước lên trời nhưng thực tế cuộc sống của vua Quang Tự lại không hề dễ dàng. Có tới một hoàng hậu, hai quý phi và hàng ngàn cung nữ xinh đẹp vây quanh nhưng ông cũng không có lấy 1 mụn con, thậm chí còn bị thái hậu Từ Hy giam cầm ở Doanh Đài đến chết vào năm Quang Tự thứ 24 (1898). Năm 1907, tức 1 năm trước khi qua đời, Quang Tự thừa nhận mắc căn bệnh di tinh khá trầm trọng nên không có khả năng sinh con.
Sống thiếu ăn thiếu mặc, thiếu tự do, cuối cùng vua Quang Tự cũng qua đời ở Doanh Đài vào ngày 14/11/1908, hưởng thọ 38 tuổi. Người kế ngôi của ông chính là vua Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của Trung Quốc. Tương tự như 2 vị vua trên, Phổ Nghi cực kì phong lưu và có tổng cộng 5 người vợ nhưng tiếp tục không có con nối dõi. Trong cuốn hồi kí, Phổ Nghi từng ghi lại rằng:“Lúc Hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông. Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”. Từ đó nghi vấn ông bị "bất lực" cũng được giới chuyên môn đặt nghi vấn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo