Phong thuỷ trấn yểm trên quan tài Lưu Bá Ôn khiến Chu Nguyên Chương phải tái mặt
Kỳ bí thuật phong thủy của Lưu Bá Ôn giúp hơn 260 người ở 1 ngôi làng làm quan / Chi tiết đáng sợ xung quanh ngày hạ táng hoàng đế Chu Nguyên Chương
Sau khi Lưu Bá Ôn qua đời được 200 năm, có một tri huyện họ Dương xuất ngoại để thị sát dân tình. Khi đi đến một bờ sông thì nhìn thấy một ngôi mộ nằm ở bờ sông bị nước chảy làm quan tài lộ ra.
Sau khi nghe ngóng mới biết đây là ngôi mộ của Lưu Bá Ôn, Dương tri huyện thầm bật cười: “Lưu truyền rằng Lưu Bá Ôn thần cơ diệu toán, có thể biết được họa phúc trong tương lai, vậy mà lão tiên sinh này sau khi chết lại chôn thân ở chốn này sao? Sao lại không biết rằng nước sông sẽ phá mộ mình? Những lời lưu truyền quả là không đáng tin”.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng ít ai ngờ rằng, việc Lưu Bá Ôn đích thân chọn cho mình một mảnh đất tốt để an nghỉ lại chính là khởi nguồn của nhiều rắc rối sau này.
Và sự thật đã chứng minh rằng nhân vật "thần cơ diệu toán" này từ sớm đã tiên liệu được điều này để tìm cách ứng phó.
Mặc dù đại thần họ Lưu công lao to lớn đối với việc kiến lập vương triều, nhưng vị quân chủ trời sinh có tính đa nghi như Chu Nguyên Chương vẫn lo sợ một ngày nào đó Lưu Bá Ôn có thể đoạt đi giang sơn của mình.
Dưới sự xúi giục của bè lũ gian thần trong triều, Chu Nguyên Chương tìm cách để đẩy Lưu Bá Ôn vào chỗ chết. Kết quả là năm 1375, Lưu Bá Ôn qua đời.
Lẽ ra sau khi nhổ bỏ được cái gai trong mắt, Chu Nguyên Chương đã có thể kê cao gối mà ngủ. Nào ngờ đám gian thần tiểu nhân quanh ông lại nhắc tới việc Lưu Bá Ôn chọn mộ trước kia.
Những kẻ này cho rằng, việc ngôi mộ của đại thần họ Lưu được xây dựng trên một mảnh đất có "khí thiên tử" sẽ tạo tiền đề cho con cháu sau này nổi dậy, từ đó tạo thành uy hiếp với giang sơn Minh triều.
Chu Nguyên Chương vốn đã không yên tâm về Lưu Bá Ôn lúc còn sống, nay lại nghe lời tiểu nhân xúi giục, một lòng muốn "nhổ cỏ tận gốc".
Trong lúc nóng giận, ông đã hạ lệnh phái người đi cưa một góc quan tài của Lưu Bá Ôn, coi đó là cách để trấn phong thủy, áp chế hậu vận sau này của gia tộc họ Lưu.
Nào ngờ sau khi nắp quan tài được cưa mở, bên trong lại lộ ra 6 chữ khiến vị Hoàng đế này vừa sợ hãi, vừa buồn rầu, còn không ngừng hối hận về việc làm của mình.
Tương truyền rằng Lưu Bá Ôn từ sớm đã tiên liệu được việc nhà vua sẽ trừ khử ông, cũng đã dự liệu trước rằng Chu Nguyên Chương sẽ tìm cách cưa quan tài của mình.
Vì thế trước lúc lâm chung, ông đã sai con cháu đặt vào quan tài một quyển "Đại Minh Luật". Trang thứ nhất trong quyển sách ấy có viết 6 chữ lớn: "Khai quan thấy thây người chết".
Quyển sách về pháp luật Đại Minh và 6 chữ được ghi trong đó đã chứng minh rằng Lưu Bá Ôn một lòng vì nước, tuân thủ quốc pháp, vốn không có lòng dạ mưu phản.
Sau khi nhìn thấy di vật và lời nhắn nhủ vẻn vẹn 6 chữ của Lưu Bá Ôn, Chu Nguyên Chương không những gạt bỏ tất thảy nghi ngờ mà còn thầm nghĩ rằng vị đại thần này tuyệt đối không phải người thường.
Ngay sau đó, Hoàng đế đã ra lệnh hậu táng Lưu Bá Ôn một cách cẩn thận. Con cháu của gia tộc họ Lưu sau này cũng nhận được nhiều ân điển và chiếu cố đặc biệt của nhà vua.
Chỉ với di ngôn vẻn vẹn 6 chữ đặt trong mộ, Lưu Bá Ôn đã rửa sạch nỗi oan của mình, hóa giải mọi hiềm nghi của Hoàng đế, lại khiến cho gia tộc họ Lưu nhận được sự chiếu cố không nhỏ từ hoàng gia, quả xứng với danh hiệu "thần cơ diệu toán".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời