Khám phá

Phóng to 10 lần bức họa trong Bảo tàng Cố Cung, hậu thế ngỡ ngàng vì một nhân vật: Có phải anh shipper không?

Họa sĩ Trương Trạch Đoan đã vẽ tổng cộng 814 người, 28 chiếc thuyền và hơn 30 ngôi nhà, không những thế, bức họa của ông còn hé lộ về một ngành nghề đặc biệt dưới thời Bắc Tống.

Vi khuẩn bảo vệ tranh cổ khỏi các vi khuẩn ăn sắc tố / Bức tranh cổ Trung Quốc siêu hiếm gần 1.000 tuổi giá 1,4 nghìn tỷ đồng

Bắc Tống (960–1127) là một trong những triều đại hưng thịnh và phồn hoa nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc cổ đại. Nếu dùng thước đo kinh tế ngày nay để đánh giá thì tại thời điểm đó, GDP bình quân đầu người của Bắc Tống là 600 USD, trong khi người dân Châu Âu chỉ là 439 USD.

Sự phồn vinh của triều đại này đã được họa sĩ Trương Trạch Đoan thể hiện trọn vẹn trong bức tranh cổ "Thanh minh thượng hà đồ" đang được trưng bày trong Bảo tàng Cố Cung (Bắc Kinh).

"Thanh minh thượng hà đồ" có chiều rộng 24,8 cm và dài tới 528,7 cm. Đây là một bức tranh vô cùng đồ sộ miêu tả cảnh giao thương nhộn nhịp thời Bắc Tống. Theo thống kê, bức tranh vẽ tổng cộng 814 người, 28 chiếc thuyền và hơn 30 ngôi nhà. Từ ngoại hình, khuôn mặt đến quần áo của từng nhân vật đều được họa sĩ khắc họa vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ.

Phóng to 10 lần bức họa trong Bảo tàng Cố Cung, hậu thế ngỡ ngàng vì một nhân vật: Có phải anh shipper không? - Ảnh 1.

Một góc của “Thanh minh thượng hà đồ” được tái hiện bằng ảnh động. Nguồn: Internet

Nhìn bức tranh này, ta có thể cảm nhận được nhịp sống hối hả và tất bật của người dân cổ đại với các hoạt động trong ngày lễ Thanh Minh. Gần như mọi sắc thái cuộc sống thường nhật của người Bắc Tống đều được tác giả khắc họa trọn vẹn.

Tuy nhiên khi phóng to bức tranh lên 10 lần, người ta lại phát hiện ra một chi tiết vô cùng thú vị. Bức tranh đã hé lộ một nhân vật một "shipper" thời cổ đại. Bạn không nghe nhầm đâu, hóa ra nghề "shipper" giao đồ ăn không phải mới phát triển ở thời hiện đại mà người dân Bắc Tống đã sử dụng loại hình dịch vụ này.

Phóng to 10 lần bức họa trong Bảo tàng Cố Cung, hậu thế ngỡ ngàng vì một nhân vật: Có phải anh shipper không? - Ảnh 2.

"Shipper" thời Bắc Tống. Nguồn: Internet

Cũng giống như chúng ta gọi "shipper" giao đồ ăn vì không muốn nấu ăn hoặc muốn ăn đồ ở các quán ăn chuyên nghiệp, người Bắc Tống cũng cần một "shipper" mỗi khi họ không muốn nấu ăn ở nhà. Thói quen này đã từng được nhắc đến trong "Kinh Đông mộng hoa lục" (một cuốn hồi ký ghi lại cuộc sống của người dân Kinh Đông thời Bắc Tống).

Ẩm thực thời Tống phát triển dẫn đến danh sách các món ăn có thể "gọi ship" cũng vô cùng phong phú. Trong ‘Mộng lương lục" (cuốn sách viết về thành Lâm An thời Nam Tống), người đọc có thể tìm thấy một danh sách các món ăn vô cùng hấp dẫn như: Súp gà, súp xương heo, thịt chiên, tôm luộc lớn, cá đông lạnh, vịt chiên, cá ngâm giấm, mì xương chay, đậu phụ chiên, cà tím chiên…

 

Phóng to 10 lần bức họa trong Bảo tàng Cố Cung, hậu thế ngỡ ngàng vì một nhân vật: Có phải anh shipper không? - Ảnh 4.

Hộp giữ nhiệt bằng sứ thời Bắc Tống. Nguồn: Internet

Hệ thống nhà hàng thời Bắc Tống được chia làm ba cấp: Hạ cấp, trung cấp và cao cấp. Nhà hàng cao cấp tương đương với khách sạn năm sao hiện tại và chỉ phục phục vụ tại chỗ. Các nhà hàng trung cấp và hạ cấp mới có dịch vụ giao đồ.

Hiện nay người ta vẫn lưu giữa được những "hộp giữ nhiệt" cổ được dùng cho dịch vụ này. Hộp được cấu tạo bởi hai lớp sứ: Lớp bên trên mỏng, bên dưới dày, rỗng ở giữa để có thể đổ nước nóng giữ nhiệt độ cho thức ăn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm