Vi khuẩn bảo vệ tranh cổ khỏi các vi khuẩn ăn sắc tố
Võ sỹ Trung Quốc hạ gục con bò nặng 400kg bằng tay không chỉ trong vài phút / Tam quốc diễn nghĩa: Lý do khiến Tôn Quyền chịu gả em gái mỹ nhân cho Lưu Bị
Cũng như cơ thể chúng ta, tranh sơn dầu là nơi cư ngụ của một cộng đồng các vi sinh vật, nhưng mới chỉ có một vài nghiên cứu cố gắng chỉ rõ tính chất của chúng. Để biết thêm về các vi khuẩn sống trên tranh, Elisabetta Caselli đến từ Đại học Ferrara, Italy, và các đồng nghiệp đã lấy mẫu những phần nhỏ của bức Incoronazione della Virgine, một tác phẩm được hoàn thành năm 1620 nhờ vị họa sĩ người Italy, Carlo Bononi. Bức tranh này được treo trên trần Vương Cung Thánh Đường Santa Maria ở Vado, Ferrara cho đến khi một trận động đất phá hủy nhà thờ năm 2012.
Các nhà nghiên cứu đã tách vô số chủng vi khuẩn Staphylococcus và Bacillus từng cư trú trên bức tranh, cũng như loại nấm giống sợi chỉ từ bốn loại vi khuẩn gồm Aspergillus, Penicillium, Cladosporium, và Alternaria. Họ cũng xác định được các sắc tố như đỏ và vàng đất và màu đỏ cánh kiến – có thể là các nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật.
Là một nhà vi sinh vật học, Caselli đã dành nhiều năm nghiên cứu các cách loại bỏ các vi khuẩn có hại tại nhiều bệnh viện. Đội nghiên cứu của cô đã phát hiện ra rằng các chất tẩy rửa có chứa các bào tử của vi khuẩn Bacillus vô hại có thể trung hòa sự phát triển của các mầm bệnh, nên họ đã thử dùng phương pháp tương tự để giúp bảo tồn các bức tranh.
Phương pháp xử lý bằng Bacillus của họ gần như đã ngăn chặn hoàn toàn sự phát triển của các vi khuẩn và nấm được tách ra từ bức tranh. Theo Caselli, họ còn cần tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm chuyên sâu hơn để đảm bảo phương pháp xử lý này sẽ không gây tổn hại gì cho chính bức tranh.
Caselli tin rằng một bản phân tích chi tiết về quần thể vi khuẩn trên các bức tranh có thể trở thành một phần quan trọng của các nỗ lực phục hồi trong tương lai. “Như một điểm khởi đầu, hợp chất Bacillus có thể sử dụng như một dung dịch cồn nhẹ vào mặt trái của tranh, bảo vệ bề mặt này khỏi bị các vi khuẩn nguy hiểm tiềm tàng tấn công”. Phương pháp này đã được sử dụng thành công trên các tác phẩm nghệ thuật bằng đá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ