Khám phá

Phóng to 5 lần bức tranh 300 tuổi trong bảo tàng, dân mạng nổi da gà: Biểu cảm kỳ dị quá!

Có phải vị này vì thi trượt nên phát điên rồi không? Câu chuyện đằng sau bức tranh này là gì.

Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền cả đời tranh giành thiên hạ, nhưng cuối cùng thiên hạ rơi vào tay nhà Tư Mã Ý: 4 câu nói hội tụ trí tuệ đỉnh cao của Tư Mã Ý / Phóng to bức tranh cổ dài 12m, cư dân mạng phì cười: Họa sĩ thô thiển quá không vậy?

“Trần Đoàn đọa lư đồ”

Yun Du-seo (1668 – 1715) là một họa sĩ và học giả Nho giáo nổi tiếng thời kỳ hậu Joseon. Tuy đỗ đạt trong kỳ thi khoa cử của triều đình nhưng ông không làm quan mà chọn lui về ở ẩn, tập trung vào hội họa và nghiên cứu Nho học.

Bên cạnhbức chân dung tự họađã quá nổi tiếng, Yun Du-seo còn có một bức tranh tiêu biểu khác có tên là “Trần Đoàn đọa lư đồ” được ông vẽ vào năm 1715, không lâu trước khi ông qua đời.

Trong tranh có ba người và một con lừa, xung quanh là cây cỏ xanh um. Dường như họ đang đi qua một đoạn đường vắng vẻ, hoang sơ.

Nổi bật nhất là người học giả bị ngã khỏi lưng lừa. Cạnh bên là một cậu bé, có vẻ là đồng tử đi theo hộ tống học giả, giật mình buông hai gói sách chạy đến đỡ. Xa hơn là một người lạ qua đường đang kinh ngạc quan sát toàn bộ sự việc. Đây được đánh giá là một cảnh tượng sôi nổi và sống động rất hiếm thấy trong các bức tranh cổ.

Phóng to 5 lần bức tranh 300 tuổi trong bảo tàng, dân mạng nổi da gà: Biểu cảm kỳ dị quá! - Ảnh 1.

Bức tranh “Trần Đoàn đọa lư đồ” có kích thước 110.9 × 69.1cm. Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc

Nhìn qua thì đây là một bức tranh tuy sinh động nhưng không có gì khác thường. Nhưng khi phóng to bức tranh lên 5 lần, dân mạng Hàn Quốc đã phát hiện ra một chi tiết kỳ lạ. Đó là người đàn ông bị ngã khỏi lưng lừa đang nở một nụ cười khó hiểu!

Nhiều người nổi da gà hỏi nhau rằng, vì sao đang trong một tình huống nguy hiểm như vậy mà ông ta lại cười? Có phải vị này đi thi nhưng trượt nên phát điên rồi không? Câu chuyện đằng sau bức tranh này rốt cuộc là gì?

Nụ cười bí ẩn

Những câu hỏi này của cư dân mạng Hàn Quốc đã được chuyên gia mỹ thuật Cho Kyung-hee giải đáp cặn kẽ.

Hóa ra đây là một bức tranh thuộc thể loại “Cố sự nhân vật họa”, tức là tranh miêu tả những tích cổ trong các tác phẩm văn học, chẳng hạn như sử thư, kinh thư hay tiểu thuyết Trung Hoa.

Phóng to 5 lần bức tranh 300 tuổi trong bảo tàng, dân mạng nổi da gà: Biểu cảm kỳ dị quá! - Ảnh 2.

Cận cảnh biểu cảm của người đàn ông bị ngã lừa trong "Trần Đoàn đọa lư đồ”. Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc

 

Trần Đoàn là tên người, đọa lư nghĩa là ngã lừa. “Trần Đoàn đọa lư đồ” chứa đựng giai thoại về học giả kiêm đạo sĩ Trần Đoàn, tức Hy Di tiên sinh. Ông sống qua thời kỳ hỗn loạn được gọi là Ngũ đại Thập quốc ở Trung Hoa.

Trần Đoàn thành thạo đạo thuật và rất có mắt nhìn người, vì thế nhiều hoàng đế đã muốn chiêu mộ ông về dưới trướng của mình. Tuy nhiên Hy Di tiên sinh đã từ chối tất cả và lui về ở ẩn. Tương truyền ông qua đời vào năm 989 khi đã gần 120 tuổi.

Một ngày nọ, khi đang trên đường đến thành Hà Nam trên một con lừa trắng, Trần Đoàn nghe được tin tức từ một người qua đường rằng Triệu Khuông Dận đã lập ra nhà Tống và trở thành Tống Thái Tổ.

Vì Hy Di tiên sinh luôn coi Triệu Khuông Dận là một người tài năng, nên tin tức đó làm ông vui đến nỗi ngã xuống khỏi yên lừa. Thế nhưng ngay cả khi bị như vậy, Trần Đoàn vẫn rất hồ hởi, ông thốt lên, “Thiên hạ giờ đây thái bình rồi!”

Không khó để suy ra, người học giả bị ngã và có nụ cười bí ẩn trong bức tranh của Yun Du-seo chính là Hy Di tiên sinh Trần Đoàn.

 

Sau khi vẽ xong, Yun Du-seo đã dâng bức tranh này lên cho vua Túc Tông (1661 - 1720) - vị vua thứ 19 của vương triều Joseon. Trong thời gian Túc Tông trị vì, triều đình Joseon đã nhiều lần chứng kiến sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái chính trị.

Phóng to 5 lần bức tranh 300 tuổi trong bảo tàng, dân mạng nổi da gà: Biểu cảm kỳ dị quá! - Ảnh 4.

Ngự bút của vua Túc Tông trên bức tranh “Trần Đoàn đọa lư đồ”. Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc

Bức tranh nhắc lại giai thoại về Hy Di tiên sinh nhằm gửi gắm lời nhắn chân thành của Yun Du-seo tới nhà vua. Ông hy vọng Túc Tông sẽ là một thánh quân sáng suốt, làm cho đất nước trở nên thái bình như Tống Thái Tổ đã từng làm.

Có lẽ rất hài lòng với “Trần Đoàn đọa lư đồ” và những thông điệp được họa sĩ Yun Du-seo lồng ghép trong đó, Túc Tông đã đích thân để lại ngự bút ở góc trên bên trái của bức tranh:

“Hy Di tiên sinh đột ngột ngã khỏi yên lừa vì một lý do nào đó

 

Không vì say cũng chẳng phải vì buồn ngủ mà là bởi có niềm vui riêng

Điềm lành hiển hiện tại Giáp Mã doanh, vị vua chân chính đã xuất hiện

Trên khắp thiên hạ từ nay loạn ly hay lo lắng đều không còn nữa

- Viết vào thượng tuần tháng 8 năm Ất Mùi”

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm