Khám phá

Phong tục tuẫn táng bất công đẩy con người đến cái chết không trọn vẹn: Bí mật những đôi chân "hở" trong mộ cổ

Những người được chôn cất cùng chủ nhân lăng mộ không được chết như bình thường. Họ đã phải trải qua giây phút cuối đời rùng rợn.

Hai triều đại nối tiếp, tại sao mộ nhà Minh không ai động tới mà mộ nhà Thanh lại bị trộm không sót lăng nào? / Cao từ 5-15cm, những đôi hài của phi tần nhà Thanh được dùng để làm gì?

Với cương vị là đấng tối cao, hoàng đế nắm trong tay quyền sinh quyền sát của muôn dân. Nhiều vị hoàng đế đã lợi dụng điều hành ban hành điều luật mai táng đáng sợ chỉ để thỏa mãn cảm xúc của mình.

Sau khi hoàng đế qua đời, tang lễ được tổ chức hoành tráng cùng nhiều đồ tùy táng có giá trị như vàng bạc châu báu, đồ gốm sứ, tượng tạc người có giá trị. Tuy nhiên những điều này dường như không lắp đầy mong muốn đứng đầu của mình, dần dần xã hội đã xuất hiện phong tục an táng mới, đó là lễ tế người hay còn gọi là tuẫn táng (tức là chôn người sống cùng người chết).

Số lượng người sống được chôn cùng hoàn toàn phụ thuộc vào tâm trạng của chủ nhân ngôi mộ đó. Thói quen mai táng tàn nhẫn này đã kéo dài hàng nghìn năm và ngay cả hoàng đế Chu Nguyên Chương cũng rất thích nó. Chỉ khi đến đến thời nhà Thanh, văn hóa tế lễ mới cơ bản biến mất.

Ngày nay, khi tiến hành khai quật các ngôi mộ cổ, giới khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện ra bí mật rùng rợn này. Có rất nhiều người được chôn cùng chủ nhận các ngôi mộ đó và tất cả đều chết trong tư thế chân bị hở.

Các chủ mộ thuộc tầng lớp cao quý, họ mai táng theo nguyên tắc xã hội phong kiến, chân sẽ có một lớp vải quấn hay mang hài bảo vệ. Kết quả khai quật đã nhận thấy nguyên tắc này không được sử dụng đối với những người giữ vai trò lễ tế, thật bất công!

Nguyên nhân dẫn đến sự việc này do đâu?

Phong tục tuẫn táng bất công đẩy con người đến cái chết không trọn vẹn: Bí mật những đôi chân hở trong mộ cổ - Ảnh 1.

Văn hóa tế người của xã hội phong kiến. (Ảnh: Sohu)

Qua việc tìm kiếm thông tin liên quan, giới khảo cổ cho biết, các gia đình hay chủ nhân của ngôi mộ sẽ tìm kiếm và lựa chọn những người sống để tham gia vào lễ tế người. Đa số những người này không được chết theo cách bình thường, họ có thể bị tra tấn dã man trước khi được đưa xuống mồ chôn cất.

Đáng sợ hơn nữa, có nhiều người chưa thực sự chết nhưng vẫn tiến hành lễ tế, để rồi khi tỉnh dậy, họ đã thấy mình nằm trong quan tài. Theo bản năng, họ sẽ tác dụng lực cơ chân, vật lộn cố gắng thoát ra ngoài nhưng dù thế nào đi nữa vẫn chết do ngạt thở.

Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc chân họ không được bảo vệ và trong tình trạng "hở". Đây như một mức án tàn bạo của xã hội phong kiến xưa, nó đã thành công phơi bày hoàn toàn bóng tối bản chất con người.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm