Phong tục vô cùng kỳ lạ: Cô dâu bắt buộc phải khóc lóc thảm thiết trong đám cưới của mình
CLIP: Top 5 cuộc chạm trán sinh tử của cá sấu, khi kẻ săn mồi trở thành con mồi / Con rắn lớn nhất thế giới to cỡ nào? Nặng khoảng 1 tấn và ăn thịt cá sấu khổng lồ
Truyền thống “Đám cưới khóc” được xem như một nghi lễ trong ngày thành hôn của cô dâu và chú rể ở Trung Quốc - phong tục này đang thu hút sự chú ý của rất nhiều người.
Những người tạo ra phong tục này đa phần là người dân tộc thiểu số Tujia, Yi và Choang. Nó xuất hiện phổ biến ở các tỉnh: miền trung Hồ Bắc, miền nam Quảng Đông. Truyền thống này được cho là có nguồn gốc từ thời chiến tranh của Trung Quốc.
Khi một công chúa nước Triệu được gả cho Vua nước Yên, mẹ nàng đã khóc than đau buồn và bày tỏ sự lo lắng cho cuộc hôn nhân của con gái mình. Nghi lễ “đám cưới khóc” thường bắt đầu khoảng một tuần trước lễ cưới. Cô dâu có thể khóc lóc rầu rĩ, đặc biệt là khi họ hàng hoặc hàng xóm đến thăm và mang quà tặng, giọt nước mắt của cô dâu khi ấy được coi là biểu hiện của lòng biết ơn.
Việc còn lại của cô dâu là khóc cùng với những người bạn đồng hàn của mình. Ở một số khu vực tự trị như tỉnh Vân Nam nghi lễ này diễn ra vài ngày trước lễ cưới. Thời điểm này bạn bè cô dâu sẽ cùng tụ tập vào lúc chạng vạng để khóc và hát. Nếu cô dâu không khóc trong đám cưới, cô ấy có thể bị coi là vô ơn hoặc thiếu sự giáo dục và bị gia đình khiển trách.
Một phần quan trọng của nghi lễ khóc lóc là quát mắng bà mai mối. Theo truyền thống, phụ nữ không có nhiều tiếng nói trong việc lựa chọn bạn đời, vì vậy, việc “mắng mỏ bà mối” đã mang đến cho họ cơ hội hiếm có để bày tỏ sự bất mãn và trút giận trước khi bước vào hôn nhân.
Ngày nay, tục lệ hôn nhân khóc lóc vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với một số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Đáng nói, phong tục này cũng xuất hiện tương tự ở Ấn Độ và Pakistan. Nước mắt của cô dâu là dấu hiệu của lòng hiếu thảo và được cho sẽ góp phần tạo nên một cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về đồ lót của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến, thời Võ Tắc Thiên phóng khoáng khó tin
Bộ trang phục mai táng bị mộ tặc bỏ lại không thèm lấy, chuyên gia giám định phải ngỡ ngàng, trị giá thực sự hơn 8 nghìn tỷ đồng
Thời xưa không có đồ lót, phụ nữ làm thế nào để che đậy sự riêng tư của mình? Sau khi đọc xong, phần dưới của tôi cảm thấy lạnh
Dòng họ chưa đến 1% dân số Việt Nam nhưng sản sinh nhiều anh hùng kiệt xuất, tướng tài giỏi
Một công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc mà ngay cả các chuyên gia cũng không thể giải thích được - Núi Song Tháp
Có bao nhiêu thủy ngân đổ vào lăng Tần Thủy Hoàng? Các chuyên gia nói rằng bạn có thể hiểu được bằng cách nhìn vào những cây lựu gần đó