Phủ Hòa Thân, báu vật lộng lẫy tại Bắc Kinh
Sự thật bất ngờ về cuộc đối đầu giữa Hoà Thân và Lưu Dung / Trước khi qua đời, Càn Long khuyên Gia Khánh đừng giết Hoà Thân, 15 năm sau Gia Khánh mới hiểu ra lý do
Ở phía tây nam của khu danh lam thắng cảnh lịch sử và văn hóa Shichahai xinh đẹp tại Bắc Kinh, có một con đường yên tĩnh trải dài dưới bóng liễu, ngự trên đó là một dinh thự theo phong cách truyền thống của Trung Quốc - đó là biệt phủ của một vị quan nổi tiếng của triều đại nhà Thanh, Hòa Thân.
Hòa Thân là một trọng thần dưới triều vua Càn Long. Ông được biết đến là một đại tham quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Là người rất giàu có, thậm chí người ta còn cho rằng ông giàu hơn cả vua Càn Long, biệt phủ của ông được coi là đẹp nhất ở Trung Quốc.
Toàn bộ khu biệt phủ này bao gồm nhà và vườn có diện tích khoảng 61.120 m2 (dài khoảng 330 mét và rộng 180 mét), với những tòa nhà và khu vườn chiếm 32.260 m2 và 28.860 m2.
Tòa biệt phủ lớn này được bắt đầu xây dựng vào năm 1776 với kiến trúc và bố cục rất tinh tế. Có nhiều hành lang được chạm trổ và sơn màu rất tinh xảo xen kẽ các lối đi trong khu vườn rực rỡ muôn loài hoa.
Thiết kế của toàn bộ khu nhà được kết hợp hoàn hảo và thể hiện đầy đủ sự vinh quang và sang trọng của hoàng gia. Phủ được chia thành 3 phần, các tòa nhà bên trong phủ được đặt trong sân tứ giác kiểu truyền thống.
Các cấu trúc chính là là 2 tòa nhà chính Yinan và Jiale, với những mái nhà được phủ bằng gạch thủy tinh màu xanh lá cây, thể hiện sự cao quý của gia đình quý tộc theo nghi thức cổ xưa của Trung Quốc. Tiếp theo là những ngôi nhà nhỏ hơn bao gồm Duofu Pavilion (hậu viên), Ledao Hall (phòng khách), Phòng Baoguang và Phòng Xizhai…
Sâu vào biệt phủ, có một tòa nhà hai tầng với 88 cửa sổ và 108 phòng đây là kho của, nơi Hòa Thân cất giấu các báu vật mà ông vơ vét được. Vào thời nhà Thanh, Hòa Thân là một viên quan nhất phẩm, vì vậy những người có chức vị thấp hơn ông không thể xây dựng lâu đài to đẹp hơn bất kể số lượng ngôi nhà, hình thức mái nhà hoặc màu sắc của gạch.
Ở Trung Quốc cổ đại, mọi người rất chú ý đến Feng Shui (một hệ thống thẩm mỹ cổ xưa của Trung Quốc được cho là sử dụng luật của cả thiên văn học và địa lý để gia chủ có thể nhận được nhiều phước lành) trước khi bắt đầu xây dựng. Về lựa chọn địa điểm, dinh thự nằm ở vị trí tuyệt vời nhất ở Bắc Kinh. Người ta tin rằng có hai "Tĩnh mạch rồng" tại thành phố Bắc Kinh: một là "rồng đất" trong Cung điện mùa hè và một là "rồng nước", chính là phủ Hòa Thân. Kết quả là, biệt phủ này được cho là có Phong Thủy rất tốt.
Sau khi Hòa Thân bị Hoàng đế Gia Khánh phế truất và ban cho cái chết tự sát vào năm 1799, biệt phủ được trao cho anh trai của hoàng đế là Hoàng tử Vĩnh Lân. Năm 1851, Hoàng tử Hoằng Trú một nhân vật chính trị vĩ đại vào cuối triều đại nhà Thanh, trở thành chủ sở hữu thứ 3 của biệt phủ kể từ đó.
Vào thế kỷ 20, Phủ Hòa Thân được sử dụng bởi Đại học Công giáo Furen, và sau đó là Đại học Sư phạm Bắc Kinh và Học viện Âm nhạc Trung Quốc. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, biệt phủ này thậm chí còn được sử dụng như một nhà máy trong một thời gian. Cuối cùng, vào năm 1982, nó trở thành Di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc và mở cửa cho khách du lịch thăm quan từ những năm 1990.
Ngày nay phủ Hòa Thân vẫn mở cửa cho du khách đến thăm quan từ từ 8:30 sáng - 4:30 chiều với mức giá vé vào của là 20 nhân dân tệ/ người (65.000 VND).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo