Phụ nữ Trung Quốc thời xưa sinh con luôn phải có chậu nước nóng đặt cạnh bên, nguyên nhân là do đâu?
Sự thật 'kinh hoàng' bên trong lăng mộ nữ hoàng Trung Quốc Võ Tắc Thiên / Bí ẩn về tượng Phật cổ 600 năm dưới nước ở Trung Quốc
Kinh tế xã hội phát triển kéo theo hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cũng ngày một hiện đại lên nhằm đảm bảo cho con người những điều kiện thuận lợi nhất, đặc biệt là trong chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế. Không thể phủ nhận lợi ích và tác dụng to lớn của các dịch vụ y tế đối với sức khoẻ của con người.
Nhiều người có lẽ đã từng thắc mắc không biết ở thời xưa, khi chưa có bệnh viện cũng như các thiết bị máy móc kĩ thuật hiện đại như ngày nay thì con người sẽ chữa bệnh dưới hình thức nào? Nhất là đối với chuyện sinh con của phụ nữ - một việc tất yếu nhưng lại vô cùng nguy hiểm, có thể đe doạ tính mạng của người mẹ bất cứ lúc nào.
Trong rất nhiều bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc đều có chi tiết phụ nữ đẻ con tại nhà, mời bà đỡ đến trợ giúp việc sinh nở. Bà đỡ thường giục người nhà sản phụ đun nước sôi và lúc nào bên cạnh sản phụ cũng phải đặt ít nhất một chậu nước nóng.Tuy chỉ là tình tiết trên phim, nhưng phim ảnh hầu hết dựa theo ghi chép của sách vở về những thói quen sinh hoạt cũng như các tình huống có thực trong đời sống thời xưa. Vậy bạn có biết tại sao thời xưa khi phụ nữ sinh con nhất định phải có chậu nước nóng bên cạnh không?
Ở vào thời kỳ khoa học và kĩ thuật còn chưa phát triển, tất cả những việc làm của con người đa phần đều dựa trên thói quen và kinh nghiệm. Việc sử dụng nước nóng trong trường hợp này cũng như vậy, và sự xuất hiện của chậu nước ấy tuy đơn giản mà quan trọng đến không ngờ.
Thứ nhất, đun sôi nước là cách tốt nhất để tiêu độc khử trùng. Dùng nước nóng để lau rửa những vết thương và vết máu trên người sản phụ là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Nguồn nước bình thường chứa rất nhiều vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy, đặc biệt là ở vào thời xưa khi chưa có các công cụ lọc nước hiện đại, nếu trực tiếp dùng nước đó cho sản phụ thì nguy cơ nhiễm trùng là rất cao. Nhưng khi đun sôi nước lại khác, đa phần vi khuẩn trong nước đã bị tiêu diệt, lúc này nước mới được coi là an toàn với sản phụ. Hơn nữa khi sinh con, cơ thể phụ nữ vô cùng suy nhược và yếu ớt, có trường hợp còn bị ra nhiều máu, nhiệt độ cơ thể hạ xuống thấp, nên nước nóng là công cụ hữu hiệu giúp giữ ấm cho cơ thể sản phụ.
Thứ hai, thai nhi vừa ra đời, thân thể không được sạch sẽ, cần phải dùng nước để lau rửa và vệ sinh cho trẻ. Và tất nhiên không ai dùng nước lạnh cho trẻ sơ sinh. Cũng như mẹ, em bé lúc này vô cùng yếu ớt và cần được chăm sóc, bảo vệ một cách chu đáo. Nước nóng vừa đơn giản mà lại đáp ứng đúng nhu cầu cơ bản đó.
Thứ ba, lấy nước nóng sát khuẩn cho kéo hoặc dao, dùng để cắt dây rốn nối giữa sản phụ và trẻ sơ sinh.
Thứ tư, dùng nước nóng không ngừng lau người cho sản phụ sẽ kích thích tử cung mở rộng, giúp sản phụ dễ dàng hơn trong việc sinh nở. Nếu dùng nước lạnh sẽ khiến tử cung co lại, gây khó khăn trong việc ra đời của trẻ, thậm chí dẫn đến khó sinh. Tỉ lệ tử vong vì khó sinh thời cổ đại vô cùng cao, cho nên người ta mới ví sinh con như đi qua "quỷ môn quan" vậy.
Hầu hết phụ nữ Trung Quốc thời xưa thường sinh con tại nhà với sự trợ giúp của bà đỡ, khác hẳn với ngày nay, sản phụ được chăm sóc một cách toàn diện và kĩ lưỡng tại bệnh viện. Việc sinh con vào thời kỳ đó hết sức nguy hiểm, tất cả chỉ dựa vào kinh nghiệm của bà đỡ cũng như sự chăm sóc của người nhà sản phụ. Vì thế trong suốt quá trình sinh nở, nước nóng là thứ đơn giản nhưng lại có tác dụng quan trọng cho các bà mẹ sinh hạ thai nhi một cách an toàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm