Khám phá

Sự thật 'kinh hoàng' bên trong lăng mộ nữ hoàng Trung Quốc Võ Tắc Thiên

Nhiều người cho rằng, lăng mộ của nữ hoàng Trung Quốc Võ Tắc Thiên nhất định sẽ có hàng vạn thư tịch, danh họa. Tuy nhiên, một số người khác cho rằng, nơi đặt quan tài của vị nữ hoàng này có thể chứa tới 800 tấn châu báu, của cải.

Bí ẩn về kho báu trị giá hơn 45 tỉ USD của trùm phát xít Hitler / Bất ngờ phát hiện xác tàu gỗ vẫn còn nguyên vẹn sau 400 năm dưới đáy biển

Lăng mộ nữ hoàng Trung Quốc Võ Tắc Thiên trường tồn suốt hơn 1.300 năm qua, ẩn chứa nhiều bí mật chưa có lời giải cùng kho báu khổng lồ có thể lên đến 500 tấn.

Được biết, Võ Tắc Thiên là nữ Hoàng đế duy nhất lịch sử Trung Hoa đã xây dựng cho mình một lăng mộ bề thế có tên Càn Lăng để làm nơi yên nghỉ cuối cùng. Đây cũng là nơi bà được chôn cất cùng với chồng là Hoàng đế Đường Cao Tông.

Càn Lăng là một trong số ít lăng mộ còn nguyên vẹn, nằm tại tỉnh Thiểm Tây, khu vực Tây Bắc Trung Quốc. Đây cũng là lăng mộ duy nhất lịch sử Trung Quốc hợp táng cùng lúc hai vị Hoàng đế và cũng là nơi cho đến ngày nay còn tồn tại nhiều bí ẩn khiến giới khoa học phải đau đầu.

Hình tượng Võ Tắc Thiên trong phim truyền hình Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Cụ thể, Càn Lăng được xây dựng từ năm 684 và phải xây dựng ròng rã 23 năm mới hoàn thành. Thời điểm xây lăng cũng là lúc triều đình thuộc đỉnh cao thịnh trị, quốc lực dồi dào nên quy mô của Càn Lăng rất lớn, được ví như "lịch đại chư hoàng lăng chi quan" (lăng mộ giữ vị trí số 1 trong các lăng của Hoàng đế mọi thời đại).

Mô phỏng theo thành Tràng An (kinh đô nhà Đường), kết cấu của Càn Lăng bao gồm hoàng thành, cung thành và ngoại quách. Đường trục chính Nam – Bắc của lăng mộ dài tới 4,9 km. Chu vi cung thành là 12 dặm, chu vi ngoại thành là hơn 80 dặm và sân trong của lăng gồm 308 phòng.

Đường từ đầu cổng lăng đi vào cửa mộ dài 631m được lát đá khổng lồ. Lăng chính có 4 cửa, bố trí đường tư mã, trụ hoa biểu, tượng ngựa, lạc đà, sư tử, bia ký, trụ khắc đá... đều to lớn khác thường.

Một trong nhiều điều con người muốn tới thăm địa điểm này đó là đường vào Càn Lăng được bố trí bởi 103 tượng đá. 61 tượng biểu trưng cho các bộ tộc khác nhau của Trung Hoa và điều đặc biệt là, số tượng này đều mất đầu bởi những nhát chém. Đã có những lý giải cho rằng, đó là do sự phá hủy của các thế hệ sau, do thời gian tuy nhiên nguyên nhân thực sự vì sao các pho tượng này lại chỉ bị chặt đầu thì chưa ai rõ.

Sâu bên trong lăng mộ là tấm bia khổng lồ, cao 7,5m, nặng gần 100 tấn, trên đó không ghi chữ nào và gọi là “vô tự”. Lý giải về tấm bia không chữ này, một số giả thiết cho rằng, là do công đức của Võ Tắc Thiên quá lớn, không một tấm bia hay văn tự nào có thể diễn tả hết. Một số khác thì cho rằng, dù sao cũng là thân nữ nhi và bà cũng là người có không ít “tật xấu” nên công tội khó luận rõ.

Là nơi hợp táng tới 2 vị Hoàng đế nên những ước tính về số châu báu phía trong ngôi mộ này là rất lớn, chuyện bị các đạo chích ghé thăm là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, 1.300 năm qua, Càn Lăng vẫn vững trãi dù bị trộm tới 17 lần.

 

Tương truyền vào thời Ngũ Đại, thứ sử Diệu Châu là Ôn Đạo là một mộ tặc khét tiếng với "thành tích" đào xới hơn 10 lăng mộ Đường triều. Ôn Đạo từng huy động tới 2 vạn người khai quật Càn Lăng để tìm kiếm châu báu.

Tuy nhiên, quá trình đào bới liên tục bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như thời tiết mưa bão, sấm sét, thậm chí những người tham gia đào lăng còn liên tục gặp phải tai nạn, thậm chí là bệnh tật chết người.

Thời Quốc Dân Đảng, tướng Tôn Liên Trọng từng dùng thuốc nổ và huy động một binh đoàn để phá 3 tầng nham thạch vào trong núi. Song những vũ khí hiện đại đó vẫn không thể giúp họ chạm tới được Càn Lăng.

Cũng bởi thế mà nhiều người cho rằng, bên trong ngôi mộ của Võ Tắc Thiên cùng Cao Tông Lý Trị không chỉ là ngọc ngà châu báu mà còn là cả lời nguyền chết chóc cho kẻ nào dám tới phá đám giấc ngủ ngàn thu.

Những bức tượng không đầu đến nay vẫn là điều bí ẩn tại lăng mộ.

Vì Càn Lăng chưa được khai quật, nên cho đến ngày nay, trải qua 1300 năm lịch sử, vẫn có vô số lời đồn đoán về nó. Nhà văn hóa Quách Mạt Nhược cho rằng, trong lăng mộ nhất định sẽ có hàng vạn thư tịch, danh họa bởi Đường Cao Tông là người rất yêu thích hội họa. Nhiều giáo sư khác cho rằng, chỉ tính riêng địa cung, nơi đặt quan tài của Càn Lăng có thể chứa tới 800 tấn châu báu, của cải.

 

Theo đó, Cao Tông có thể đã được chôn cùng với 1/3 số tài sản của quốc gia lúc bấy giờ. 20 năm sau đó, đến lượt Võ Tắc Thiên ra đi với 1/3 số tài sản khi đó. Ước tính châu báu trong lăng mộ Võ Tắc Thiên lên tới 500 tấn.

Ẩn chứa kho báu khổng lồ như vậy nên Càn Lăng không nằm ngoài mục tiêu của những kẻ trộm mộ. Trong 1.300 năm qua, Càn Lăng đã từng bị xâm phạm đến 17 lần.

Năm 1960, một vài người dân địa phương tình cờ chạm đến phần lăng mộ Võ Tắc Thiên ở Càn Lăng. Ngay lập tức, khu vực này đã bị phong tỏa, trở thành bí mật quốc gia.

Cuối thời nhà Đường, Hoàng Sào (820-884), lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân đã huy động tới 400.000 người đào bới liên tục trong khu vực với hy vọng tìm thấy của cải. Nhưng ngay cả khi đã đào sâu tới 40 mét vào lòng núi trong nhiều năm, nhóm người này vẫn không tìm thấy dấu vết gì.

Các nhà sử học hiện đại nói, đạo quân này tuy đông đảo nhưng lại không hiểu biết gì về Càn Lăng, do đó họ đã đào sai vị trí dẫn đến việc phải tay trắng ra về.

 

Thứ sử Diệu Châu là Ôn Đạo (907-960) là một mộ tặc khét tiếng, từng đào xới hơn 10 lăng mộ Đường triều, thu về nhiều tài sản, kho báu.Ôn Đạo từng huy động tới 2 vạn người để khai quật Càn Lăng. Nhưng trong quá trình đào bới, thời tiết thường xuyên xảy ra mưa bão, sấm sét dữ dội. Nhóm người khai quật cũng liên tục chết vì tai nạn, bệnh tật.

Ôn Đạo cuối cùng phải từ bỏ ý định đào bới Càn Lăng. Dưới thời Quốc Dân Đảng, tướng Tôn Liên Trọng cũng từng huy động một binh đoàn với một lượng lớn thuốc nổ để phá núi. Nhưng Càn Lăng cuối cùng vẫn đứng vững.Năm 2012, giới chức Trung Quốc ở tỉnh Thiểm Tây từng tuyên bố: “Trong tương lai gần, vấn đề khai quật Càn Lăng sẽ không được bàn đến, ít nhất là sau 50 năm nữa”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm