Phú Sát Hoàng hậu: Một đời nhân cách, nhưng lại bị Càn Long Đế phản bội, chết trong thù hận?
Bí ẩn hơn 300 con tuần lộc chết tập thể ở Na Uy chưa có lời giải / Lời nguyền bí ẩn về khách sạn ma ám bỏ hoang 50 năm giữa phố cổ
Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu (28/3/1712 - 12/3/1748) là Hoàng hậu đầu tiên của Càn Long Đế.Bà được coi là một trong những Hoàng hậu hiền đức nhất trong lịch sử Trung Quốc phong kiến, biết giúp Vua gánh vác việc Hậu Cung. Tuy nhiên, bà qua đời khi còn khá trẻ. Sự ra đi của bà có ảnh hưởng đáng kể tới tâm tình của Càn Long, tạo ra sự khủng hoảng cả bên trong và ngoài cung đình.
Xuất thân
Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu, Phú Sát thị xuất thân trong một dòng dõi danh môn. Tổ tiên của bà là Đàn Đô, chủ thành Sa Tế dưới thời Khang Hy Đế. Ngay từ khi còn nhỏ, Phú Sát thị đã “ra dáng” một tiểu thư khuê các, đủ tiêu chuẩn trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ.
Năm Ung Chính thứ 5, Phú Sát thị 16 tuổi, bà may mắn lọt vào nhãn quan của Ung Chính Đế, khi ông đang tích cực tìm mối lương duyên cho Tứ Hoàng tử Hoằng Lịch (Càn Long sau này).Bằng cặp mắt nhạy bén của mình, Ung Chính Đế nhận ra sự trang nghiêm, toát ra khí chất của bậc mẫu nghi thiên hạ.
Ngày 18/7 cùng năm, Ung Chính Đế tổ chức một đám cưới long trọng, Phú Sát thị chính thức trở thànhĐích phúc tấn của Hoằng Lịch. Sau khi kết hôn, phu thê Phú Sát hết mực yêu thương và tôn trọng nhau.
Năm Ung Chính thứ 13, Hoàng đế Băng Hà, Hoằng Lịch chính thức lên ngôi, lấy hiệu là Càn Long, Phú Sát Phú tấn nghiễm nhiên trở thành Hoàng hậu.Suốt những năm tháng làm chủ hậu cung, bà luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của bậc mẫu nghi thiên hạ. Không chỉ làm vừa lòng Vua, bà còn nổi tiếng đối xử hòa nhã với các phi tần khác trong cung.
Sủng ái
Có rất nhiều bằng chứng chứng minh về mối chân tình sâu đậm này.Theo sử sách ghi chép, để bày tỏ tình yêu đối với Hoàng hậu của mình, Càn Long đích thân ban Trường Xuân cung, nơi ông từng được Ung Chính Đế ban tặng khi còn là Hoàng tử.
Bên cạnh đó, ông cũng thường dành tặng người vợ thân yêu những dòng thơ, khen gợi nét duyên dáng, sự tinh tế, khẳng định bà là đại diện của sự tuyệt vời. Trong tâm trí Càn Long, Phú Sát như một người bạn tâm giao, sẵn lòng bên cạnh ông mọi lúc, mọi nơi.
Tuy nhiên, khi địa vị của bà ngày càng được củng cố, những biến cố liên tiếp xảy ra với bà.Năm Càn Long thứ 3, Nhị Hoàng tử Vĩnh Liễn qua đời khi chỉ mới 9 tuổi, khiến Phú Sát Hoàng hậu bị đả kích lớn. Hoàng đế cũng đau lòng tới mức không thượng triều 5 ngày liên tiếp.
Năm Càn Long thứ 11, Hoàng hậu hạ sinh Hoàng tử thứ 7 cho Vua. Khi nghe tin bà mang thai, ông phá bỏ lệ du ngoạn ngày Tết Nguyên tiêu, để ở lại cung bầu bạn với mẹ con bà.Thế nhưng Hoàng tử không may yểu mệnh vào năm thứ 12, khi chưa đầy 1 tuổi.
Sau khi hai con trai của bà lần lượt chết yểu, Hoàng hậu rơi vào trạng thái khủng hoảng. Tuy vậy, Càn Long không những không ghét bỏ mà còn bên cạnh, an ủi, thậm chí thường lui tới điện án cầu phúc, cầu xin Liệt tổ Liệt tông phù hộ Hoàng hậu sớm khỏi bệnh, lại hạ sinh Đích tử.
Qua đời
Năm Càn Long thứ 13, Hoàng đế cũng Phú Sát Hoàng hậu đại giá tuần du. Ngày 11/3 cùng năm, trong khi hồi cung bằng thuyền, Phú Sát Hoàng hậu bất ngờ qua đời vào giờ Hợi, hưởng 37 tuổi.
Ngày 14/3,Càn Long Đế hộ tống Phú Sát Hoàng hậu từ cung đếnThiên Tân.Càn Long từ đó vận phục trắng suốt 12 ngày, thân đến trước tử cung tế rượu. Tất cả các nghi thức đều do Càn Long đích thân tự mình đến trí tế, mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ ai.
Việc bà qua đời để lại cho Càn Long Đế nhiều sự tiếc nuối. Sau khi mãn tang 100 ngày, Hoàng đế chiếu dụ:“Trẫm với Hiếu Hiền hoàng hậu tình nghĩa long trọng, thiên hạ thần dân khắp nơi đều biết”.
Chưa hết, từ khi bà qua đời, Càn Long Đế không cho tần phi nào nhập Trường Xuân cung, nơi bà từng sống. Mãi cho đến những năm tháng thoái vị, ông mới chấp nhận tân phi tần vào đó cư trú.
Cái chết bí ẩn
Cho tới nay, nhiều truyền thuyết cũng như chính sử đưa ra lời đồn đoán về sự ra đi đột ngột của bà. Một trong những thuyết nổi tiếng nhất đó là việc Càn Long lén lút quan hệ bất chính với em dâu của Phú Sát Hoàng hậu, phu nhân của Phú Sát Hằng, khiến bà oán hận.
Trong chuyến tuần định mệnh, Hoàng hậu nhắc tới chuyện này, đồng thời trách mắng Hoàng đế vô liêm sỉ, khiến Vua tức giận, đẩy bà chết đuối. Nhiều lời đồn đoán cũng khẳng định lễ tang long trong, tiêu tốn hàng ngàn lạng bạc, thực chất là để che giấu chân tướng.
Cũng có nhận định cho rằng, Hoàng hậu vì quá đau khổ, thêm vào đó việc hai con trai qua đời khiến bà rơi vào trạng thái trầm cảm, nên tìm cách tự sát, giải thoát cuộc đời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt