Phương trượng Thiếu Lâm Tự có nội công phi phàm nhưng đoản mệnh, tử nạn khi mới 36 tuổi
Top 11 nhân vật có võ công mạnh nhất trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung / Hé lộ danh tính vị sư phụ bí ẩn của Triệu Vân: Võ công thâm hậu bậc nhất lịch sử Trung Quốc?
Thiếu Lâm Tựvốn là một cái nôi của nềnvõ thuậttruyền thống Trung Quốc, từng sản sinh ra nhiều cao thủ lừng danh. Tuy nhiên, trái ngược với một số ít vị cao tăng sống thọ tới hơn trăm tuổi thì Thiếu Lâm Tự cũng có những cao thủ tài ba nhưng rất đoản mệnh. Nhân vật tiêu biểu phải kể tới phương trượngThích Diệu Hưng(1891-1927).
Cao thủ có nội công phi phàm, là người đầu tiên huấn luyện… bắn súng cho các võ tăng Thiếu Lâm Tự
Theo Baidu, Thích Diệu Hưng sinh ra tại tỉnh Hà Nam trong một gia đình nghèo, có bốn anh trai và một người chị gái. Chính vì gia cảnh bần hàn nên từ năm lên 8 tuổi, ông đã được gửi đến Thiếu Lâm Tự để trở thành một tu sĩ. Ông được sư phụ Hằng Lâm đại sư thu nhận làm đệ tử.
Trong con mắt của sư phụ Hằng Lâm đại sư, Thích Diệu Hưng là một đứa trẻ cực kỳ thông minh và có khả năng giác ngộ hơn người. Do đặc biệt ấn tượng với năng lực, sự chăm chỉ của Thích Diệu Hưng nên sư phụ Hằng Lâm sớm truyền lại mọi tinh hoa của môn phái Thiếu Lâm cho người đệ tử, trong đó có La Hán Quyền, bài côn pháp và nhiều “tuyệt kỹ” về khí công.
Theo Baidu, với tư chất của một “thần đồng võ thuật”, Thích Diệu Hưng đã tinh thông nhiều công phu đỉnh cao của phái Thiếu Lâm, sở hữu nội công phi phàm. Ông trở thành người có võ thuật đứng đầu Thiếu Lâm Tự với thành tích bất khả chiến bại. Từ xuất phát điểm là một tu sĩ học việc, ông sớm được lọt vào hàng sư trưởng, được giao trọng trách dạy võ cho các võ tăng ở chùa Thiếu Lâm.
Sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, sư phụ Hằng Lâm trở thành phương trượng trụ trì Thiếu Lâm Tự. Ở thời kỳ loạn lạc đó, nhiều lãnh chúa đã bị bắt, những nhóm cướp giật mọc lên ở khắp nơi. Ngay cả Thiếu Lâm Tự dù ẩn sâu trong rừng núi nhưng cuộc sống của các nhà sư cũng không thể được yên ổn. Trước tình hình đó, quan lại cai trị vùng Đặng Phong đã yêu cầu các nhà sư Thiếu Lâm phải phụ trách nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại địa phương. Thích Diệu Hưng lập tức được bổ nhiệm làm “Quân đoàn trưởng đội bảo vệ Thiếu Lâm Tự”.
Do nhận thức rõ được sức mạnh của súng đạn trong thời đại vũ khí, Thích Diệu Hưng hiểu rằng việc chỉ dùng võ thuật thông thường, chiến đấu bằng chân tay và những vũ khí thô sơ là chưa đủ. Thế nên, Thích Diệu Hưng tập thêm môn bắn súng và trở thành một xạ thủ xuất sắc. Đặc biệt, song song với việc dạy võ cho các võ tăng, Thích Diệu Hưng đã mua rất nhiều súng để mang về chùa Thiếu Lâm rồi huấn luyện kỹ năng bắn súng cho tất cả mọi người.
Nhờ tư duy sáng tạo, mang tính thời đại của Thích Diệu Hưng, Thiếu Lâm Tự liên tục đạt được những thành tựu nổi bật trong việc duy trì an ninh ở Đặng Phong và nhận giải thưởng của chính phủ.
Vị phương trượng đoản mệnh bậc nhất ở Thiếu Lâm Tự
Sau khi sư phụ Hằng Lâm viên tịch vào năm thứ 12 của thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc (1923), Thích Diệu Hưng với tư cách là một đại đồ đệ xuất sắc nhất của sư phụ đã được chọn làm người kế nhiệm vai trò Phương trượng trụ trì thế hệ thứ 27 của chùa Thiếu Lâm.
Ngay lập tức, Thích Diệu Hưng đã tạo nên một dấu ấn rất lớn, đó là trở thành người đầu tiên phá vỡ những quy tắc truyền thống của Thiếu Lâm Tự, từ truyền dạy võ thuật một cách bí mật để chuyển sang dạy võ công khai. Với sự thay đổi mang tính chất đột phá này, võ thuật Thiếu Lâm được truyền dạy cho rất nhiều đệ tử tục gia.
Dưới sự lãnh đạo của phương trượng Thích Diệu Hưng, Thiếu Lâm Tự ngày càng trở nên vững mạnh. Số lượng người chính thức ở Thiếu Lâm Tự và cả lượng đệ tử tục gia do Thiếu Lâm Tự quản lý tăng rất nhanh về số lượng, lên tới 20.000 người. Tất cả đều được đào tạo võ thuật một cách hết sức bài bản.
Thiếu Lâm Tự trở thành một căn cứ địa cực kỳ vững chắc, không một băng cướp nào dám hoạt động ở gần đó. Theo Baidu, việc Thiếu Lâm Tự trở thành một lực lượng hùng mạnh khiến ngay cả chính quyền, vốn sở hữu lực lượng vũ trang trong tay cũng không thể đánh giá thấp.
Năm thứ 15 của thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc (1926), cuộc chiến tranh viễn chinh phương Bắc chống lại quân của Tưởng Giới Thạch đã nổ ra. Trước thế sự loạn lạc, đất nước bị chia rẽ, phương trượng Thích Diệu Hưng đã không thể ngồi yên. Ông dẫn dắt các nhà sư Thiếu Lâm Tự tham gia phong trào cách mạng ủng hộ cuộc chiến tranh viễn trinh phương Bắc. Theo truyền thông Trung Quốc, các chiến binh của Thiếu Lâm Tự đã cho thấy sức mạnh to lớn, lập được nhiều chiến công.
Tuy nhiên, đến mùa xuân năm 1927 (năm thứ 16 của thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc), phương trượng Thích Diệu Hưng đã dẫn một đội quân là những chiến binh của Thiếu Lâm Tự đối đầu với một tiểu đoàn của quân địch. Trong trận chiến này, ông không may dính một phát đạn. Do vết thương quá nặng, ông đã không thể qua khỏi và viên tịch khi chỉ mới 36 tuổi.
Sau khi qua đời, phương trượng Thích Diệu Hưng đã được các võ tăng chôn cất ở Thiếu Lâm Tự, ngay cạnh ngôi mộ của sư phụ Hằng Lâm đại sư ở sườn đồi phía Đông Bắc.
Theo truyền thông Trung Quốc, phương trượng Thích Diệu Hưng là một trong những vị trụ trì trẻ nhất lịch sử phát triển Thiếu Lâm Tự và cũng là vị phương trượng đoản mệnh nhất ngôi chùa này.
Việc phương trượng Thích Diệu Hương ra đi quá sớm là mất mát rất lớn với môn phái Thiếu Lâm và nền võ cổ truyền Trung Hoa nói chung. Tuy nhiên, với hậu thế, phương trượng Thích Diệu Hưng giống như một người hùng bởi ngoài sở hữu võ công siêu phàm, đỉnh cao của công phu Thiếu Lâm, ông còn hiến thân cho dân tộc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé