Quả báo của hoàng hậu yêu lầm anh rể, khi mất nước lại phải hầu hạ tân đế
Lên ngôi hoàng hậu nhờ yêu lầm anh rể
Lý Dục, thường gọi là Lý Hậu Chủ, là vị vua cuối cùng của nước Nam Đường thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Trong dàn mỹ nữ chốn hậu cung của Lý Dục có 2 người rất đặc biệt, đó là 2 chị em nhà họ Chu, chị gái Chu Nga Hoàng và em gái Chu Gia Mẫn. Cả hai chị em này đều được được lên ngôi hoàng hậu, đều được hoàng đế yêu thương hết mực nhưng chuyện tình của họ lại vô cùng ngang trái.
Tương truyền, chị em nhà họ Chu đều sở hữu nhan sắc và tài năng hơn người. Chị gái Chu Nga Hoàng đã sớm lọt vào mắt xanh của Hoàng đế Lý Dục, khi lớn lên được nhập cung, sau này sắc phong thành hoàng hậu, thường gọi là Đại Chu Hậu. Nhờ vẻ đẹp hơn người, lại giỏi cầm kỳ thi họa, Đại Chu Hậu được nhà vua vô cùng sủng ái.
Tranh vẽ Lý Dục.
Đại Chu Hậu có một người em gái tên Chu Gia Mẫn, ít hơn bà 4 tuổi. Giống chị gái mình,Chu Gia Mẫn cũng sở hữu nhan sắc tuyệt trần nhưng có phần trẻ trung hơn, lại vô cùng đáng yêu và tinh nghịch. Trong vài lần vào cung để thăm chị gái,Chu Gia Mẫn đã giáp mặt với Hoàng đế Lý Dục. Không thể ngờ, cả hai lại nảy sinh tình cảm với nhau bất chấp mối quan hệ em vợ - anh rể. Lý Dục ngày đêm thương nhớ tới người em gái của vợ dù vẫn dành tình cảm sâu đậm cho vợ.
Vào đêm sinh nhật của Lý Dục, ông và Đại Chu Hậu đã uống nhiều rượu tới say mèm, khiến hoàng hậu cảm lạnh và đổ bệnh. Nhân cơ hội Đại Chu Hậu ra ngoài chữa bệnh, Lý Dục đã cho triệuChu Gia Mẫn khi ấy mới 15 tuổivào cung làm phi tần. Sau đó, khi bắt gặp em gái trong cung, Đại Chu Hậu mới biết chuyện, vô cùng đau đớn và phẫn uất khi 2 người mình tin tưởng nhất lại lừa dối sau lưng mình.
Chuyện này khiến bệnh tình của Đại Chu Hậu ngày một nghiêm trọng. Sau này, bà quyết định từ mặt cả chồng và em gái. Cuối cùng, bệnh tật kết hợp với tâm bệnh khiến Đại Chu Hậu không thể trụ được, qua đời trong tức tưởi.
Ảnh minh họa.
Sau cái chết của hoàng hậu, Lý Dục vô cùng hối hận. Ông đã viết nhiều bài thơ dành cho Đại Chu Hậu và tự gọi bản thân là "người góa vợ". Tuy nhiên, chuyện này cũng không khiến mối quan hệ giữa Lý Dục vàChu Gia Mẫn xấu đi. Chỉ 3 năm sau khi Đại Chu Hậu qua đời, Lý Dục đã quyết định sắc phongChu Gia Mẫn làm hoàng hậu, thế chỗ chị gái, thường gọi là Tiểu Chu Hậu để dễ phân biệt.
Quả báo nhãn tiền khi cướp chồng chị gái
Sau khi sắc phong cho Tiểu Chu Hậu, Lý Dục ngày càng lún sâu vào tình ái và ăn chơi, hưởng lạc. Trước đó, Hoàng đế Lý Dục vốn được đánh giá là thiếu bản lĩnh và kém cỏi, không giỏi triều chính, chỉ có tài uyên bácvề thơ văn và vẽ tranh. Do đó, ông gần như bỏ bê chuyện chính trị thao lược, suốt ngày quấn quýt bên phi tần mà không màng việc nước. Cuối cùng, thói ăn chơi này khiến Lý Dục vàChu Gia Mẫn đều phải trả giá.
Năm 976, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn đem quân đánh tới thành Kim Lăng, Lý Dụcbuộc phảiquy hàng. Kể từ thời điểm ấy, Lý Dụctrở thành một tù binh của Tống triều, Hoàng hậu Chu Gia Mẫn cũng mất đi ngai vị mẫu nghi thiên hạ. Tuy nhiên để bình ổn thiên hạ, Triệu Khuông Dẫn không đuổi cùng giết tận Lý Dục mà ban cho ông ta một chức quan nhỏ để nuôi thân.
Nhưng chưa lên ngôi được bao lâu, năm 976, Triệu Khuông Dẫn đột ngột qua đời không rõ nguyên nhân. Sau đó, em trai của ông là Tống Thái TôngTriệu Quang Nghĩa lên ngôi kế nghiệp anh trai.
Tân đếTriệu Quang Nghĩa từ lâu đã để ý tới nhan sắc của Chu Gia Mẫn. Do đó ngay sau khi lên ngôi, ông đã ép nàng phải vào cung hầu hạ mình bất chấp việc nàng từng là hoàng hậu và đã có gia thất. Chẳng còn chút quyền lực gì, Chu Gia Mẫn đành nuốt nước mắt vào trong, nhập cung để hầu hạ tân đế.
Ảnh minh họa.
Sau khi Chu Gia Mẫn nhập cung, Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa thậm chí còn làm nhục nàng bằng cách cho vẽ một bức tranh ông ta đang cưỡng bứcChu Gia Mẫn, đặt tên là "Hi lăng hạnh Tiểu Chu Hậu đồ" rồi gửi cho Lý Dục. Nhìn thấy bức tranh này, Lý Dục vô cùng đau đớn và tức giận, vừa mất nước vừa mất vợ, bèn gửi gắm tâm tư của mình vào mấy câu thơ:
"Rả rích mưa tuôn
Lòng những đau thương
Vạt là không ấm suốt canh tàn.
Trong mộng nào hay mình ở trọ,
Chợt thấy vui tràn.
Một mình tựa lan can,
Bát ngát giang sơn,
Chia tay thì dễ, gặp lại khó khăn.
Nước trôi hoa rụng xuân qua đó,
Trời đất miên man".
Chẳng mấy chốc, bài thơ đến tai Triệu Quang Nghĩa. Hoàng đế nổi giận đùng đùng, liền sai người ban cho Lý Dục một lý thuốc độc.
Về phầnChu Gia Mẫn, số phận của nàng cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. Chỉ khoảng 1 năm sau khi Lý Dục qua đời,Chu Gia Mẫn qua đời không rõ lý do ở tuổi 28. Nhiều người cho rằng nàng đã tự tử để đi theo chồng mình. Cái chết củaChu Gia Mẫn tuy không được ghi chép rõ ràng trong sử sách nhưng sau này, nhiều người lại nói rằng đó là quả báo của người phụ nữ đã cướp chồng của chị gái mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Mỹ: Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long