Khám phá

Quả nào của Việt Nam xuất hiện đầu tiên trên đất Nga?

Theo cuốn sách “Lối sống, phong tục và di tích của các dân tộc trên thế giới" của Arkadi Stojkovich, quả vải đã xuất hiện đầu tiên trên đất Nga.

Khối lửa lạ nghi UFO chao lượn trên bầu trời Anh / Kỳ lạ những dòng sông băng chảy giữa sa mạc

Có lẽ nhiều người cho rằng, lần đầu tiên hàng hóa Việt Nam xuất hiện trên đất Nga là vào giữa thập niên 50 của thế kỷ trước. Khi đó, Liên Xô và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết và thực hiện hiệp định thương mại đầu tiên.

Tuy nhiên sử giaMoscow Piotr Tsvetov mới tiết lộ thông tin cho biết Nga và Việt Nam đã có mối quan hệ thương mại từ trước đó khá lâu. Ông Tsvetov đưa ra nhận định trên dựa trên cuốn sách của nhà khoa học Nga Arkadi Stojkovich có tiêu đề "Lối sống, phong tục và di tích của các dân tộc trên thế giới". Tác phẩm này được xuất bản tại Moscow vào khoảng 170 năm trước.

Vào thời điểm đó, Liên bang Xô-viết và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều chưa ra đời. Tuy nhiên, tác giả Stojkovich đã viết trong cuốn sách “Lối sống, phong tục và di tích của các dân tộc trên thế giới" về việc hàng hóa Việt Nam đã xuất hiện trên lãnh thổ Nga. Theo đó, loại quả xuất hiện trên đất Nga và là nông sản tương đối kỳ bí đối với hầu hết người dân xứ sở Bạch Dương đương thời đó là quả vải. Người dân Việt Nam đã trồng vải và sau đó chuyển đến Buryatia - khu vực phía Bắc nước Nga - Mông Cổ ngày nay.

Trong cuốn sách “Lối sống, phong tục và di tích của các dân tộc trên thế giới", nhà khoa học Stojkovich cho biết, quả vải xuất hiện đầu tiên trên lãnh thổ Nga.
Sử gia Tsvetov tin rằng, các thông tin trích trong cuốn sách xuất bản 170 năm trước của tác giả Stojkovich có những cơ sở để mọi người hoàn toàn tin tưởng.

“Ông Stojkovich là nhân vật khá nổi tiếng trong giới khoa học thời đó. Các công trình của ông có kèm theo nhiều hình ảnh minh họa. Trong đó, ông đã mô tả tỉ mỉ về đất nước và con người Việt Nam. Vị tác giả này cũng đưa ra một số thông tin khá chính xác về khí hậu và đặc điểm sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời đó bên cạnh trang phục, nhà ở, lịch sử đất nước hình chữ S. Một trong những điểm nhấn trong cuốn sách “Lối sống, phong tục và di tích của các dân tộc trên thế giới" của ông Stojkovich có đề cập đến công cuộc đổi mới đất nước dưới triều vua nhà Nguyễn đầu tiên. Ông đã đặt lên bàn cân so sánh vua Gia Long với Sa hoàng Piotr Đệ nhất - người sống trước đó một thế kỷ và là nhà cải cách Nga vĩ đại”, ông Tsvetov cho hay.

Sử gia Tsvetov còn trích dẫn một thông tin khác trong cuốn sách “Lối sống, phong tục và di tích của các dân tộc trên thế giới" để củng cố thông tin của mình đó là dân số Việt Nam vào những năm 40 của thế kỷ 19 có khoảng 13 triệu người. Trong đó, Hà Nội có khoảng 40.000 dân, quân đội gồm 90.000 binh lính. Hệ thống vũ khí phòng thủ kinh thành Huế thời đó có tới 200 trăm khẩu thần công. Từ những thông tin trên, tác giả Stojkovich nhận định Huế là "pháo đài số 1 của châu Á".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm