Khám phá

Quan lại thời xưa từ bỏ kinh thành xa hoa để 'cáo lão về quê', tưởng 'dại' mà lại hóa khôn ngoan

Lựa chọn 'cáo lão về quê' vào thời phong kiến không còn gì xa lạ nhưng nguyên do đằng sau không phải ai cũng hiểu thấu.

3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này / Tham lam ngang ngửa nhưng thông minh hơn Hòa Thân vài phần, viên quan Thanh triều dùng 1 mánh khóe, riêng tiền lãi tiêu cả đời không hết

Ảnh minh họa

"Cáo lão về quê" có lẽ không còn là khái niệm xa lạ đối với những khán giả mê phim cổ trang Trung Quốc. Trên thực tế, vào thời phong kiến quả thật có rất nhiều đại thần giữ chức vụ quan trọng tại triều đình, sinh sống ở kinh thành sầm uất, xa hoa nhưng cuối đời lại chọn về quê nhà để nghỉ hưu. Nguyên nhân rất giống với câu thơ nổi tiếng trong bài thơ Cảnh Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao".

Ảnh minh họa

Về quê không đơn giản chỉ là tìm chốn bình yên an hưởng tuổi già mà còn là để bảo vệ bản thân. Làm quan trong triều đình xưa nay không phải việc đơn giản, trên có vua tâm tư khó đoán, xung quanh lại không ít kẻ không chung chí hướng, kết thù lâu năm. Sống trong hoàn cảnh như vậy trong nhiều năm, con người sẽ sinh ra cảm giác mệt mỏi, đôi khi lo lâu vì không biết đến khi nào sẽ không còn được vua trọng dụng, cũng chẳng thể đoán trước việc bị kẻ khác bày mưu tính kế, trả thù hay đoạt chức. Chưa kể khi lớp quan này già đi sẽ có lớp quan khác trẻ trung, xông xáo, thậm chí quyền lực hơn nổi lên. Thay vì cố chấp ở lại để bị coi thường, hạ nhục thì về quê chính là lựa chọn sáng suốt nhất.

Ảnh minh họa

Thêm vào nữa, quan niệm cố hữu "lá rụng về cội" đã ăn sâu vào tiềm thức của con người. Đặc biệt, vào thời phong kiến Trung Quốc, gia tộc có tầm ảnh hướng sâu sắc đối với cá nhân vì khi sinh ra phải nhập tộc phổ, lúc chết đi thì bài vị cũng phải đưa vào trong từ đường của gia tộc và được con cháu đời sau thờ cúng mãi mãi. Do đó dù có giàu có, quyền lực ra sao thì đến cuối đời, nơi mà các vị quan hướng đến cũng chỉ có quê hương mà thôi.

 

Ngoài ra, quan lại thời xưa thường sở hữu nhiều ruộng đất, thường là mua ở quê hương để tiện có người thân trông nom, canh tác giúp. Đến khi "cáo lão về quê", họ sẽ không lo nhàm chán hay thiếu thốn nhờ có ruộng đất, nuôi sống bản thân đến lúc qua đời.

- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm