Quan niệm thú vị của người Trung Quốc về tháng cô hồn
Đối với người Trung Quốc, tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là tháng cô hồn, tháng của ma quỷ. Đây là thời gian các vong hồn được thả từ địa ngục trở về nhân gian. Các gia đình làm lễ cúng "cô hồn" để không bị ma quỷ quấy nhiễu.
Cá sấu khổng lồ bị mất hàm trên vì đại chiến với đồng loại / Dị nhân dùng mũi để thổi phồng 12 săm ô tô
Giống như ngày Halloween ở nhiều nước trên thế giới, người Trung Quốc có những quan niệm, phong tục liên quan đến người chết và linh hồn. Trong số này, tháng 7 âm lịch được người Trung Quốc xem là tháng cô hồn và là tháng xui xẻo trong năm.

Sở dĩ người Trung Quốc quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn xuất phát từ việc Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 âm lịch hàng năm.

Diêm vương mở cửa Quỷ môn quan là để các vong hồn được trở lại trần gian rồi đến ngày rằm quay trở về. Chính vì vậy, tục lệ cúng "cô hồn" ra đời.

Theo tục lệ dân gian của Trung Quốc, các gia đình phải cúng cháo, gạo, muối và đốt vàng mã tiền giấy và quần áo cho các vong hồn để chúng không quấy nhiễu cuộc sống của con người ở trần gian.

Thêm nữa, người dân cúng "cô hồn" để cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với họ và gia đình.

Tại một số nơi ở Trung Quốc, người dân gọi các vong hồn là “anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn, quỷ đói.

Hàng năm, người dân Trung Quốc thường tiến hành cúng "cô hồn" vào ngày 14/7 Âm lịch.

Trong tháng cô hồn, người dân Trung Quốc kiêng kỵ làm một số việc lớn để tránh xui xẻo như: không cưới hỏi, chuyển nhà, mua xe.

Nếu như bắt buộc phải làm những việc quan trọng trên thì các gia đình nên chọn ngày cẩn thận trong tháng 7 âm lịch.

Ngoài ra, người dân cũng kiêng kỵ mua vàng trong tháng cô hồn vì lo sợ sẽ gặp những điều xui xẻo.
Theo Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin
Cột tin quảng cáo