Khám phá

Quan viên nhà Thanh phủi tay áo trước khi hành lễ, hành động tưởng chừng nhỏ nhặt này lại mang ý nghĩa sâu xa, bắt nguồn từ truyền thống và quan niệm của triều đại Mãn Thanh

DNVN - Nếu bạn là người yêu thích phim cổ trang Trung Quốc, hẳn sẽ không ít lần bắt gặp cảnh các quan viên, thị vệ hay thái giám nhà Thanh phủi hai ống tay áo trước khi quỳ lạy hoàng đế. Vậy việc này có ý nghĩa như thế nào?

Xem Tây Du Ký gần 40 năm chưa chắc biết hết 3 chủ nhân từng sở hữu gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không / Loại cây được công nhận là 'Cây di sản Việt Nam': Mọc trên độ cao 1200m, cả nước chỉ còn rất ít

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

1. Nhắc nhở về nguồn cội tổ tiên

Nhà Thanh có nguồn gốc từ một bộ lạc du mục ở phương Bắc, nơi khí hậu lạnh giá quanh năm. Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt, tổ tiên của họ thiết kế trang phục có tay áo dài và dày, với đặc trưng là cổ tay áo hình móng ngựa – vừa giữ ấm vừa thuận tiện khi cưỡi ngựa, bắn cung.

Khi lật đổ nhà Minh và lập nên triều đại mới, hoàng tộc nhà Thanh vẫn duy trì thiết kế tay áo này cho quan lại, thị vệ và thái giám như một cách ghi nhớ cội nguồn. Tuy nhiên, vào mùa hè, loại trang phục này gây nóng bức, khiến các quan viên thường phải xắn tay áo lên trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, trước khi quỳ lạy hoàng đế, họ phủi hai ống tay xuống để thể hiện sự tôn kính tuyệt đối.

2. Chứng minh sự trong sạch, không mang vũ khí

Trong cung đình, việc cảnh giác với thích khách luôn là ưu tiên hàng đầu. Để tránh sự nghi ngờ, các quan viên và thị vệ có thói quen phủi tay áo trước khi quỳ, như một cách thể hiện rằng họ không giấu vũ khí hay bất cứ vật gì có thể gây nguy hiểm cho hoàng đế. Đây cũng là một nghi thức thể hiện sự trung thành và ngay thẳng của bề tôi đối với bậc đế vương.

3. Biểu tượng của sự thanh liêm

Hành động này còn gắn liền với câu thành ngữ "lưỡng tụ thanh phong", nghĩa là "hai tay áo chỉ có gió thổi qua", ngụ ý không che giấu điều gì, luôn minh bạch và ngay thẳng. Đối với các quan viên, đó là cách thể hiện sự liêm khiết trước mặt hoàng thượng – một phẩm chất quan trọng trong bộ máy cai trị phong kiến.

Có thể thấy, chỉ một cử chỉ nhỏ cũng đủ phản ánh những giá trị cốt lõi của văn hóa quan trường thời nhà Thanh. Hành động phủi tay áo không chỉ mang ý nghĩa tôn kính mà còn là biểu tượng của lòng trung thành, sự thanh bạch và niềm tự hào về truyền thống tổ tiên.

 

Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm