Quan Vũ bị tiêu diệt, bộ hạ dưới trướng giả chết lừa quân Ngô để về đất Thục, sau này trở thành trụ cột của nhà Thục Hán
Khương Duy – Bi kịch một tài năng thời Tam Quốc / Khương Duy - Tội đồ làm nhà Thục Hán bị diệt vong?
Có lẽ các bạn đọc yêu thích lịch sử thời kỳ Tam quốc đều đã từng nghe câu: "Thục trung vô đại tướng, Liêu Hóa thành tiên phong", nhưng câu nói này rốt cục là có ý nghĩa gì?
Nhiều người đều cho rằng câu này ý muốn nói nước Thục không còn tướng tài để trọng dụng, chỉ đành để lão tướng đã xấp xỉ 70 tuổi ra trận.
Nhưng thực tế đó mới chỉ là một nửa ý nghĩa, phần ý nghĩa còn lại của câu này muốn nói rằng, Liêu Hóa là một vị lão tướng vô cùng đáng tin tưởng, hơn thế khả năng quân sự của ông cũng vô cùng tài giỏi.
Liêu Hóa, tự là Nguyên Kiệm, từng là Chủ bộ đảm nhiệm việc ghi chép dưới trướng Quan Vũ, sau khi Quan Vũ qua đời, ông liền giả chết để quay về đất Thục, được Lưu Bị trọng dụng, sau này trở thành Đại tướng quân của nước Thục.
Song trong lịch sử Tam quốc, người có được vận mệnh tốt như Liêu Hóa quả thực không được bao nhiêu người, đến ngay cả như Khương Duy – người kế thừa trọng trách Bắc phạt của Gia Cát Lượng cũng chẳng được may mắn như ông.
Ai cũng biết, công nguyên năm 234, Gia Cát Lượng mắc bệnh qua đời tại đồng bằng Ngũ Trượng, lúc sắp qua đời, đã đem tất cả binh pháp truyền dạy lại cho Khương Duy, mục đích rất rõ ràng rằng muốn sau khi bản thân qua đời, đề bạt Khương Duy làm người kế nghiệp tiếp tục trọng trách Bắc phạt.
Công nguyên năm 253, Phí Y bị hành thích qua đời, sau đó Khương Duy bắt đầu dần nắm quyền trong quân đội. Nhân khi quân Ngô tấn công Tào Ngụy tại Hoài Nam, Khương Duy thống lĩnh hơn vạn quân bao vây Nam An, nhưng lần Bắc phạt này lại vì thiếu lương thực mà buộc phải dừng lại.
Sau đó, từ năm 254 đến 262, Khương Duy liên tục dẫn quân Bắc phạt, dù lần này đã đánh bại được Vương Kinh, bao vây Nam An, nhưng đến cuối cùng vẫn bị Đặng Ngải – tướng quân bên phía Tào Ngụy đánh bại.
Đối với việc Khương Duy liên tục nhiều năm dẫn binh Bắc phạt, Hậu chủ Lưu Thiện cùng các vị đại thần trong triều bao gồm cả Gia Cát Chiêm cũng vô cùng phản đối.
Có lẽ nhiều người cho rằng Hậu chủ Thục quốc không hiểu binh pháp, không giỏi quân sự, nhưng ngay cả một vị lão tướng đã tung hoành sa trường hơn mười năm như Liêu Hóa cùng chẳng đồng tình với việc Khương Duy liên tiếp nhiều năm dẫn binh Bắc phạt.
Không chỉ như thế, vào lần cuối cùng Khương Duy dẫn binh Bắc phạt, Liêu Hóa đã một mình đích thân đến cảnh báo cho Khương Duy, nhưng Khương Duy vẫn cố chấp không tiếp thu. Nếu không có lẽ rất nhiều sự kiện lịch sử đã đổi thay.
Liêu Hóa rốt cục đã cảnh báo Khương Duy điều gì? Tại sao Khương Duy lại không nghe theo lời ông?
Năm ấy, việc Khương Duy liên tiếp dẫn binh Bắc phạt đã khiến cho nhiều vị đại thần trong triều không hài lòng, Liêu Hóa đã phân tích rõ tình hình cho Khương Duy nghe, rồi cảnh báo ông, nói với ông đúng 6 chữ rằng:"Binh bất tập, tất tự phần", nghĩa của 6 chữ này chính là chỉ ra rằng, Khương Duy mang quân Bắc phạt nhiều năm, ắt sẽ gieo nhân nào gặt quả ấy.
Ông còn phân tích và chỉ ra rằng Khương Duy không sánh được với kẻ thù, binh lực nhà Thục Hán lại không mạnh bằng Tào Ngụy, nếu cứ sử dụng vô độ thì sao có thể chống đỡ được?
Những lời chân thành ấy của Liêu Hóa, chỉ tiếc rằng Khương Duy không để vào tai, vẫn tiếp tục thống lĩnh quân đội Bắc phạt, đến cuối cùng lại bị Đặng Ngải đánh bại, sau lại gặp bao vây của Tư Mã Chiêu, kết cục Khương Duy chết trong trận hỗn chiến.
Nếu Khương Duy chịu nghe theo lời của Liêu Hóa "lấy phòng thủ để chống giặc", trước phòng ngự bảo vệ tốt nước Thục, sau đợi thời cơ mới tấn công, có lẽ lịch sử Tam Quốc đã được viết theo cách khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo