Vị Thái tử 9 tuổi cưới 4 vợ, 15 tuổi đăng cơ thì bị tử hình bằng hơn 1.000 nhát dao
Tiết lộ 8 báo cáo về tiếp xúc với UFO / Độc đáo nhà “cao cẳng” ở vùng cực Nam Tổ quốc
Thái Bình Thiên Quốc là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất chống lại triều đình nhà Thanh.
Năm 1851, triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc đối mặt với biến cố lớn. Hồng Tú Toàn, 37 tuổi, phát động cuộc khởi nghĩa ở Yết Can, tỉnh Quảng Tây. Cuộc nổi dậy này nhanh chóng lan rộng đến phân nửa lãnh thổ nhà Thanh và được biết đến với tên gọi Thái Bình Thiên Quốc.
Hai năm sau, lực lượng khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc chiếm được thành phố quan trọng phía nam của nhà Thanh là Nam Kinh. Hồng Tú Toàn đã quyết định đổi tên thành phố thành Thiên Kinh và lấy đó làm thủ đô. Hồng Tú Toàn xưng là Thiên vương, phân phong cho các tướng lĩnh.
Thế lực của quân Hồng Tú Toàn rất mạnh, chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm họ đã chiếm được hết hơn 16 phủ, 600 huyện, làm triều đình nhà Thanh rung chuyển.
Hồng Tú Toàn là người lãnh đạo khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc khiến nhà Thanh rung chuyển.
Từ cổ chí kim, chế đố chính quyền thời phong kiến luôn theo quy luật cha truyền con nối, Thiên vương Hồng Tú Toàn cũng không ngoại lệ. Do đó, ông đã lập người con trai 8 tuổi của mình là Hồng Thiên Phúc Quý làm Thái tử.
Sau khi được lập vị, Hồng Thiên Phúc Quý đương nhiên phải được giáo dục để trở thành bậc quân vương trong tương lai, thế nhưng phương pháp giáo dục mà Hồng Tú Toàn áp dụng cho con trai mình lại vô cùng kỳ lạ.
Giáo viên của Thái tử, không phải học giả uyên bác, cũng chẳng phải tú tài, mà lại là Vương phi của Tây vương Tiêu Triều Quý, cũng là em gái kết nghĩa của Hồng Tú Toàn - Hồng Tuyên Kiều.
Hồng Tú Toàn giao phó Hồng Tuyên Kiều nhiệm vụ giáo dục Thải tử bằng chính những quyển sách do ông viết.
Bên cạnh đó, tất cả những kiến thức mà Thái tử được học đều là các cuốn sách do đích thân Hồng Tú Toàn viết. Điều này được cho là bởi bản thân Hồng Tú Toàn là người sùng đạo và truyền đạo.
Chưa hết, khi Phúc Quý lên 9 tuổi, Hồng Tú Toàn vì muốn con trai sớm trưởng thành nên đã giúp con trai thành gia lập nghiệp, cưới cho Phúc Quý 4 người vợ.
Hai năm tiếp theo, đích thân Hồng Tú Toàn đào tạo và nâng tầm ảnh hưởng của Phúc Quý. Phàm là chuyện chính sự của Thái Bình Thiên Quốc, Hồng Tú Toàn luôn dùng dánh nghĩa Thái tử Hồng Thiên Phúc Quý công bố. Như việc sau khi Lưu Tú Thành đánh hạ Tô Châu, tiếp nhận ban thưởng, chiếu chỉ cũng dùng danh nghĩa Thái tử Phúc Quý ban phát.
Nhìn chung vào khoảng thời gian này, Hồng Tú Toàn như ùi về phía sau, để Thái tử 11 tuổi chấp chính, chí ít là trên danh nghĩa.
Thái tử Hồng Thiên Phúc Quý 9 tuổi cưới 4 vợ, 11 tuổi đã chấp chính.
Năm 1856, Hồng Tú Toàn nhận thấy một số tướng tá không ăn cánh với mình bắt đầu phát triển thế lực và tầm anh hưởng, nên đã ra tay diệt trừ. Trong số này có cả Đông vương Dương Tú Thanh, một viên tướng tài giỏi. Sự kiện này chính là bước ngoặt vận mệnh của Thái Bình Thiên Quốc.
Lực lượng khởi nghĩa sau đó gần như không phục hồi, sức khỏe của Hồng Tú Toàn cũng ngày một giảm sút. Năm 1864, quân đội nhà Thanh và đội vũ trang của địa chủ bao tấn công Thiên Kinh.
Tháng 6 cùng năm, khi thành Thiên Kinh sắp thất thủ, Hồng Tú Toàn đã tự vẫn. Thái tử Hồng Thiên Phúc Quý kế vị, lúc này 15 tuổi.
2 tháng sau khi Phúc Quý lên ngôi, quân Thanh dồn lực công hạ Thiên Kinh. Thiên vương Phúc Quý được Can vương Hồng Nhân Can và một số tướng lĩnh khác của Thái Bình Thiên Quốc hộ tống chạy ra ngoài trốn thoát khỏi sự truy sát của quân Thanh.
Tuy nhiên, trên đường trốn chạy đến An Huy, Phúc Quý bị quân Thanh phục kích và bắt sống.
Ngày 18/11/1864, Hồng Thiên Phúc Quý bị triều đình nhà Thanh lăng trì xử tử. Ông chịu tổng cộng 1.033 nhát dao mà chết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo