Quốc gia có dân số chỉ bằng 1/10 Hà Nội bất ngờ đào được 'kho báu' vàng đen: Cả nước đổi vận, ngồi trên núi tiền mỗi năm
Khám phá 8 vườn quốc gia ấn tượng nhất Việt Nam / Thủy quái lạ 94 triệu tuổi "trồi lên" giữa công viên quốc gia
Theo Atlas Report, những phát hiện liên quan tới các bể chứa dầu ngoài khơi Guyana đã thu hút sự quan tâm lớn trong ngành công nghiệp dầu mỏ.
Với việc phát hiện ra các mỏ dầu như Liza, Payara và Turbot, Guyana - quốc gia với dân số 804.567 người, đang trên đà trở thành nhà sản xuất dầu mỏ tầm cỡ trong khu vực, có khả năng cạnh tranh với các nước láng giềng.
Bên cạnh đó, triển vọng về khí đốt tự nhiên cũng mang tới cho Guyana tiềm năng trở thành nhà cung cấp mới cho châu Âu.
Những phát hiện về 'kho báu' vàng đen
Guyana là quốc gia nằm trên bờ biển phía đông bắc của Nam Mỹ, giữa Brazil và Venezuela. Khu vực này đã thu hút sự quan tâm và đầu tư đáng kể của ngành công nghiệp dầu mỏ do có tiềm năng khai thác lớn. Những phát hiện về các mỏ dầu trong thời gian qua có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế Guyana và cả ngành năng lượng toàn cầu.
Các mỏ dầu được tìm thấy ở lưu vực Guiana - một vùng giàu tài nguyên trải dọc theo bờ biển của Guyana, thậm chí vươn xa ra ngoài biên giới biển tới các khu vực thuộc về Cộng hòa Suriname và Venezuela. Các công ty dầu mỏ tham gia thăm dò dầu khí tại đây bao gồm ExxonMobil, Hess Corporation và CNOOC (Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc).
Theo tờ Oil Now, Guyana hiện có trữ lượng dầu ấn tượng, lên tới 11 tỷ thùng.
ExxonMobil đã dẫn đầu các cuộc thăm dò trong khu vực có mỏ dầu Liza, nằm trong vùng đặc quyền của Guyana. Những phát hiện đầu tiên về Liza đã được công bố vào năm 2015. Kể từ đó, công ty này đã tiếp tục khoan thêm các giếng dầu mới và tìm thấy một lượng dầu lớn. .
Ngoài Liza, những cuộc thăm dò đầy hứa hẹn khác đã được thực hiện trong khu vực. Các mỏ dầu Payara, Snoek, Liza Deep và Turbot lần lượt được tìm thấy. Theo tờ Oil Now, Guyana hiện có trữ lượng dầu ấn tượng, lên tới 11 tỷ thùng.
Những phát hiện trên đã làm gia tăng các kỳ vọng rằng Guyana có thể trở thành một nhà sản xuất dầu mỏ quan trọng trong khu vực, đủ sức cạnh tranh với các quốc gia láng giềng như Brazil và Venezuela.
Đó là chưa kể Guyana ước tính có trữ lượng khí tự nhiên lớn ngoài khơi, mang tới cho nước này thêm nhiều lựa chọn để phát triển ngành công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới nhờ dầu mỏ
Sự phát triển của các mỏ dầu ngoài khơi Guyana đã làm thay đổi nền kinh tế của đất nước. Doanh thu từ ngành dầu mỏ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng việc làm và cung cấp thêm nguồn lực để đầu tư vào giáo dục và y tế.
Ước tính Guyana có thể đạt sản lượng dầu lên đến 1 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2030, trở thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn của thế giới và vươn mình thành một cường quốc năng lượng mới trong khu vực.
Nhờ xuất khẩu dầu mỏ mà tăng trưởng kinh tế của Guyana rất ấn tượng trong những năm gần đây. Năm 2021, nước này ghi nhận mức tăng trưởng GDP xấp xỉ 20%, đây là một con số đáng nể, đưa Guyana trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Năm 2022, hãng thông tấn AP cho biết, Guyana ước tính kiếm được hơn 1 tỷ USD từ thị phần dầu xuất khẩu ngoài khơi - nhiều hơn số tiền mà nước này thu được từ vàng, bauxite, gỗ hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác.
Trong khi đó, ước tính các loại thuế mà chính phủ Guyana thu được từ dầu mỏ có thể lên đến 16 tỷ USD/năm vào năm 2036.
Tuy nhiên, cũng có những thách thức mà Guyana phải đối mặt, ví dụ như vấn đề quản lý hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động môi trường và xây dựng năng lực địa phương.
Nhờ xuất khẩu dầu mỏ, Guyana đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Guyana trở thành nhà sản xuất dầu lớn bên ngoài liên minh OPEC
Vị trí chiến lược của Guyana ở Nam Mỹ và trữ lượng dầu khổng lồ của nước này có ý nghĩa quan trọng.
Với trữ lượng và tiềm năng sản xuất lớn, Guyana đang trở thành nhà cung cấp dầu mỏ quan trọng ở Nam Mỹ.
Đáng nói, do không thuộc liên minh OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa), Guyana có thể sản xuất và xuất khẩu khi cần thiết, đưa thêm dầu ra thị trường. Điều đó có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng quốc tế – chẳng hạn như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ.
Hơn nữa, Guyana cũng đang chuẩn bị khai thác trữ lượng khí đốt tự nhiên của nước này. Mục tiêu đó đặc biệt phù hợp với châu Âu - nơi đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khí đốt và giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Thông qua việc sản xuất khí đốt, Guyana có thể trở thành nhà cung cấp mới cho Liên minh Châu Âu (EU) để thay thế các nguồn cung cũ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của lục địa và giảm khả năng bị gián đoạn nguồn cung tiềm năng.
Nói tóm lại, tầm quan trọng của Guyana khi trở thành nhà sản xuất dầu lớn bên ngoài liên minh OPEC là rất đáng chú ý.
Theo Atlas Report, quyết định theo đuổi tăng trưởng sản xuất dầu khí độc lập với OPEC cũng phản ánh cách tiếp cận chiến lược của Guyana nhằm bảo vệ lợi ích và kiểm soát giá cả. Cách tiếp cận này cũng rất hợp lý trong bối cảnh năng lượng khu vực và toàn cầu hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào