Quý tộc xưa thường bỏ trứng gà vào lăng mộ khi chôn cất
Không chỉ là bắp ngô, bảo vật này cất chứa 'thần dược' không thể thiếu của giới quý tộc nhà Thanh – Đó là gì? / Trả ơn 1 người nông dân, gia đình quý tộc gián tiếp cứu cả nhân loại, điều không ngờ đến là nhờ đó mà con họ thoát chết lần thứ 2
Khảo cổ học hiện đại bắt đầu tương đối muộn ở Trung Quốc. Từ cuối thế kỷ 19 đến những năm 1930, các đoàn thám hiểm và khảo cổ Phương Tây liên tục đến Trung Quốc tổ chức các cuộc khai quật lén lút. Cuối những năm 1920, các viện hàn lâm Trung Quốc bắt đầu khám phá những tàn tích ở các địa điểm như Chu Khẩu Điếm các địa danh lịch sử khác đánh dấu sự ra đời của khảo cổ học Trung Quốc, và dần dần thiết lập một hệ thống khảo cổ hoàn chỉnh.
Ngoài ra, thuật ngữ “Khảo cổ học” cận đại ở Trung Quốc được dịch ra từ tiếng La Mã “Archaeology” có nghĩa là “nghiên cứu về khoa học cổ đại”. Trong khảo cổ học, việc tìm kiếm và thu thập hài cốt của xã hội loài người cổ xưa là vô cùng quan trọng.
Công việc cần phải được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Thời gian mà nhân viên khảo cổ ở trong một ngôi mộ cổ cũng vô cùng dài. Bởi vì, trong nhiều ngôi mộ cổ có lịch sử hàng thế kỷ hay hàng ngàn năm, một số di tích bị trộn lẫn với bùn, đất. Do đó, quá trình khai quật cần phải bảo vệ các di tích văn hóa, và đặc biệt giữ cho chúng còn nguyên vẹn.
Khác với cách làm đám tang của người hiện đại, thì người cổ đại, đặc biệt là những gia đình giàu có và quyền quý khi họ tổ chức đám tang thì nghi lễ cần long trọng với nhiều nghi thức kèm theo. Người xưa tin rằng, cái chết của một người đại diện cho sự kết thúc của cuộc đời dưới ánh mặt trời, và sau đó người ta bắt đầu sống trong âm phủ, để người quá cố có một cuộc sống bình thường dưới âm phủ, người nhà nên xem “chết như vẫn còn sống”.
Những người giàu thường chôn theo rất nhiều vàng bạc châu báu trong mộ sau khi họ chết đi, chính vì thế những ngôi mộ của họ cũng trở thành mục tiêu số một của những kẻ đào trộm mộ. Vì thế người xưa thường xây lăng mộ ở những nơi kín, khó tìm thấy và thiết kế rất nhiều cơ quan bí mật trong lăng mộ.
Vậy tại sao có người nói, nếu trong lăng mộ nhìn thấy trứng gà thì các nhà khảo cổ học thường cẩn thận và né chạm vào:
Thứ nhất: Vào thời cổ đại trứng gà rất quý giá, người nghèo nếu có trứng gà sẽ coi nó là vật báu mà lưu giữ chứ không đem đi chôn cùng người quá cố, chỉ có người giàu mới chôn trứng gà trong mộ mình.
Khi nhìn thấy trứng xuất hiện trong mộ, điều đó có nghĩa là chủ nhân của ngôi mộ này từng rất giàu có, nếu ngôi mộ chưa từng bị đào trộm, thì rất có thể nhân viên khảo cổ sẽ đào thấy những thứ quý giá bên trong ngôi mộ. Vì thế cần phải đặt sự cẩn thận là ưu tiên hàng đầu.
Thứ hai: Những quả trứng trong ngôi mộ cổ đã trải qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm, và nó chắc chắn sẽ biến chất. Khi lần đầu tiên các nhà khảo cổ nhìn thấy trứng trong mộ đều rất kinh ngạc, liền chạm vào nó, không ngờ nó vỡ vụn, sau này khi họ phát hiện trứng cũng không dám chạm vào nó nữa mà chỉ nhẹ nhàng chà trên mặt trứng, kết quả là nó vẫn vỡ vụn.
Cho đến nay, những quả trứng được khai quật sớm nhất đã được tìm thấy trong các ngôi mộ Tây Chu hơn 2800 năm trước. Những quả trứng được chất đầy trong một bình đất nung có in hình họa tiết đặc trưng của thời Tây Chu.
Để bảo vệ di tích văn hóa này, các chuyên gia không dám chạm vào nó. Những quả trứng từ 2800 năm trước vẫn được đặt trong bình đất nung nhu khi chúng được khai quật. Còn về giá trị của những trứng hàng ngàn năm trước? Bây giờ thật khó để nói, một số học giả nghĩ rằng, nó có thể được sử dụng để nghiên cứu sự khác biệt của những con gà trong một ngàn năm trước khác và hiện tại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ