Khám phá

Quyền thần Ngao Bái và bè đảng bị "rớt đài", theo lẽ thường cả gia tộc phải chịu án tru di, tại sao hậu duệ của ông ta lại thoát được cảnh máu chảy đầu rơi?

Lý do nào giúp hậu duệ của Ngao Bái thoát khỏi cảnh "tắm máu" ngay cả khi quyền thần khét tiếng này đã bị rớt đài.

Vị Hoàng hậu "đoản mệnh" nhất triều nhà Thanh: Tình nồng ý đượm với Hoàng đế Khang Hi, được sách lập làm Hoàng hậu chưa đến 1 ngày đã mất / Chân dung "đệ nhất mỹ nhân" cuối triều đại nhà Thanh bị Từ Hi Thái hậu "cầm tù" trong cung cấm, không cho phép sống cùng chồng

Ngao Bái (1610 – 1669) là một viên mãnh tướng người Mãn Châu của Thanh triều và đồng thời cũng là một trong 4 vị Đại thần nhiếp chính vào thời kỳ đầu Khang Hi đế tại vị.

Dưới thời Khang Hi, ông từng nắm trong tay quyền cao chức trọng, thế nhưng lại cậy quyền cậy thế mà kéo bè kéo cánh. Kết quả là tới năm 1669, Ngao Bái đã bị Hoàng đế ra lệnh bắt giữ và tống giam vào ngục.

Tuy nhiên điều kỳ lạ lại nằm ở chỗ, mặc dù đảng phái của Ngao Bái đều bị thanh trừng, thế nhưng hậu nhân của ông vẫn may mắn thoát khỏi cảnh "tắm máu".

Thậm chí, hậu duệ của Ngao Bái vẫn còn tồn tại và truyền thừa cho tới ngày hôm nay.Liệu rằng đâu là lý do khiến gia tộc của ông thoát khỏi kết cục chết chóc một cách ngoạn mục như vậy?

Sự thật về số phận của gia tộc Ngao Bái sau khi "rớt đài"

Quyền thần Ngao Bái và bè đảng bị rớt đài, theo lẽ thường cả gia tộc phải chịu án tru di, tại sao hậu duệ của ông ta lại thoát được cảnh máu chảy đầu rơi - Ảnh 2.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Sau khi Khang Hi bắt giữ Ngao Bái và thanh trừng bè đảng của quyền thần này, theo lẽ thường mà nói, cả gia tộc ông đều sẽ phải chịu án tru di.

Thế nhưng sử liệu ghi lại, Ngao Bái thực chất không bị xử tử mà phải chịu án chung thân rồi chết bệnh trong ngục. Hơn nữa, thân nhân của ông cũng không bị hạ sát toàn bộ như nhiều người vẫn tưởng.

Thậm chí sau khi quyền thần này rớt đài, trong dòng tộc nhà Ngao Bái vẫn còn có người được phong tước hiệu, nhận bổng lộc.

Điều này có liên quan tới người cháu dâu đã cứu cả gia tộc Ngao Bái thoát khỏi cảnh tắm máu. Đó chính là Thúy Hoa công chúa.

Chính sử ghi lại, Thuận Trị đế lúc sinh thời có tổng cộng 8 người con trai và 6 người con gái.

 

Trong số này, có tới 5 vị công chúa đều không may qua đời từ sớm, người sống đến tuổi thành niên chỉ còn duy nhất Thúy Hoa công chúa.

Vị công chúa ấy vốn là con gái thứ hai của nhà vua, được Hiếu Trang Hoàng Thái hậu nuôi dưỡng. Nàng từ nhỏ đã thông minh, khả ái, lớn lên lại có tiếng hiền lương, thục đức, có thể xem như viên minh châu của cả Hoàng tộc.

Quyền thần Ngao Bái và bè đảng bị rớt đài, theo lẽ thường cả gia tộc phải chịu án tru di, tại sao hậu duệ của ông ta lại thoát được cảnh máu chảy đầu rơi - Ảnh 4.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Thế nhưng năm xưa vì phải trấn an đảng phái của Ngao Bái để bảo đảm ngôi vị Hoàng đế cho Khang Hi và giang sơn xã tắc nhà Thanh, Hiếu Trang Hoàng Thái hậu chỉ đành ngậm ngùi gả công chúa Thúy Hoa mới 16 tuổi cho cháu của Ngao Bái là Nột Nhĩ Đỗ làm vợ.

Sau khi Ngao Bái bị bắt, người cháu Nột Nhĩ Đỗ vốn phải chịu cực hình. Tuy nhiên nhờ có Thúy Hoa công chúa, nhân vậy này đã được miễn tội chết và chỉ bị cách chức, phế làm thứ dân, còn cả gia tộc thì chịu án lưu đày.

Bấy giờ, công chúa vốn phải theo chồng về quê cũ. Thế nhưng Khang Hi đế không đành lòng nhìn chị ruột chịu khổ, một mực mời nàng trở về cung.

 

Dù vậy, Thúy Hoa đã cự tuyệt đề nghị này, vì bản thân nàng đã là thê tử của Nột Nhĩ Đỗ nên muốn cùng chồng mình "có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu".

Sau cùng, nhà vua cũng chỉ đành miễn cưỡng cho công chúa về quê theo chồng và trải qua cuộc sống nghèo khổ.

Quyền thần Ngao Bái và bè đảng bị rớt đài, theo lẽ thường cả gia tộc phải chịu án tru di, tại sao hậu duệ của ông ta lại thoát được cảnh máu chảy đầu rơi - Ảnh 6.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Tới năm 1670 khi Khang Hi đi tuần du phía đông, trong lúc đi săn đã vô tình gặp lại Thúy Hoa công chúa.

Thấy chị mình sắc mặt tiều tụy, quần áo lam lũ nhưng chẳng có lấy nửa phần oán thán, nhà vua càng thêm áy náy, day dứt.

 

Sau khi trở lại kinh thành, Khang Hi đã hạ chiếu khôi phục danh hiệu Ngạch phò (phò mã) của Nột Nhĩ Đỗ, đồng thời cũng cho mời Thúy Hoa công chúa và chồng trở lại kinh thành.

Đến năm 1676, nhờ lập được công trạng, Nột Nhĩ Đỗ được tấn phong chức Thái tử Thiểu sư. Thế nhưng vào năm 1684, vị Ngạch phò này đã không may qua đời.

Sau khi đưa linh cữu chồng về quê cũ, Thúy Hoa công chúa cũng đau buồn lâm bệnh. Cuối cùng, vị công chúa với danh phận cháu dâu của gia tộc Ngao Bái ấy đã qua đời vào năm 1685 khi mới 33 tuổi.

Có thể nói mặc dù hôn sự của Thúy Hoa cùng cháu trai Ngao Bái xuất phát từ mục đích chính trị, thế nhưng sau cùng, vị công chúa ấy vẫn luôn dốc hết tâm sức cho cuộc hôn nhân của mình.

Cũng nhờ vào thân phận và tấm lòng của công chúa, cháu trai Ngao Bái mới thoát khỏi án tử. Gia tộc Ngao Bái cũng nhờ vậy mà không bị lâm vào cảnh đoạn tử tuyệt tôn.

 

Tiết lộ khó tin về hậu duệ ngày nay của Ngao Bái

Quyền thần Ngao Bái và bè đảng bị rớt đài, theo lẽ thường cả gia tộc phải chịu án tru di, tại sao hậu duệ của ông ta lại thoát được cảnh máu chảy đầu rơi - Ảnh 8.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Mặc dù những ghi chép về hậu duệ Ngao Bái sau này trong chính sử là vô cùng ít ỏi. Thế nhưng tới năm 2007, dư luận Trung Quốc không khỏi xôn xao khi hậu nhân của gia tộc Ngao Bái đã chính thức lên tiếng khẳng định về nguồn gốc của mình.

Cụ thể, tại một thôn nhỏ ở Đại Liên, Liêu Ninh (Trung Quốc), có một ông lão họ Kim tuổi ngoài 70 đã tự nhận là hậu nhân của Ngao Bái và khẳng định mình là cháu trai đời thứ 11 của quyền thần khét tiếng này.

Trước thông tin trên, nhiều người không khỏi tỏ ra nghi ngờ, bởi lẽ Ngao Bái vốn xuất thân từ Qua Nhĩ Giai thị, vì sao truyền đến đời này lại đổi thành họ Kim?

 

Đối mặt với lời chất vấn nói trên, cụ ông đã giải thích rằng sau khi bắt được Ngao Bái, Khang Hi vì muốn thị uy nên đã âm thầm tóm gọn cả gia tộc của ông rồi tuyên bố với thiên hạ là đã trừ được Ngao Bái.

Thế nhưng thực chất dòng họ này lúc ấy còn một người làm quan ở xa. Ngay sau khi nghe được hung tin, người này đã lập tức bỏ trốn, vì muốn che giấu thân phận nên chỉ còn cách đổi sang họ Kim.

Để khẳng định xuất thân của mình, ông lão này thậm chí còn công khai gia phả của cả dòng họ.

Quyền thần Ngao Bái và bè đảng bị rớt đài, theo lẽ thường cả gia tộc phải chịu án tru di, tại sao hậu duệ của ông ta lại thoát được cảnh máu chảy đầu rơi - Ảnh 10.

Ảnh: Nguồn Baidu.

Tại ngôi làng nơi ông sinh sống, các chuyên gia cũng tìm thấy ở đây một tấm bia có thể chứng minh thân phận của họ.

 

Không chỉ dừng lại ở đó, ông lão còn cho biết thêm, vốn dĩ ông và dòng họ của mình năm xưa đã từng có cơ hội đổi về họ cũ.Đó là bởi Hoàng đế Khang Hi khi về già từng quyết định xóa bỏ tội danh cho Ngao Bái và truy phong.

Vào thời điểm ấy, nếu nhận tổ quy tông, họ chắc chắn sẽ có lại được địa vị và quyền hành.Tuy nhiên sau cùng, hậu nhân của Ngao Bái đã từ bỏ cơ hội ấy và quyết định ẩn cư tại nơi này.

Ông lão cũng cho biết, người trong thôn họ ở đa số đều mang họ Kim và đều là hậu duệ của Ngao Bái.

Thế nhưng sau mấy trăm năm lịch sử đổi dời, những con người ấy đối với quyền thế và danh tiếng của Ngao Bái từ lâu đã không còn khát vọng cao xa gì, chỉ mong có thể bình yên trải qua cuộc sống hiện tại mà thôi…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm