Khám phá

Chân dung "đệ nhất mỹ nhân" cuối triều đại nhà Thanh bị Từ Hi Thái hậu "cầm tù" trong cung cấm, không cho phép sống cùng chồng

Nhận được sự sủng ái đặc biệt của Từ Hi Thái hậu, nàng Cách Cách được mệnh danh là "đệ nhất mỹ nhân" cuối triều đại nhà Thanh lại có cuộc sống khá bi thảm, cô quạnh. Phần lớn cuộc đời nàng bị giam lỏng trong 4 bức tường lạnh lẽo ở Tử Cấm Thành, thậm chí xuất giá rồi cũng không được sống hạnh phúc bên chồng.

Chiêu độc của bà hoàng khiến hoàng đế sợ một phép không dám "tòm tem" với mỹ nhân khác / Cuộc đời thăng trầm của mỹ nhân kỹ nữ trở thành vợ vua

Theo ghi chép trong Thanh Sử Cảo*, Từ Hi Thái hậu khi còn trẻ là một người có dung mạo xinh đẹp xuất chúng, vào cung chưa bao lâu đã nhận được sự sủng ái đặc biệt của Hàm Phong Đế.

Chân dung đệ nhất mỹ nhân cuối triều đại nhà Thanh bị Từ Hi Thái hậu cầm tù trong cung cấm, không cho phép sống cùng chồng - Ảnh 1.

Tứ Cách Cách (ngoài cùng bên phải ảnh) đứng cạnh Từ Hi Thái hậu (Ảnh đã được phục chế qua app)

Từ Hi là người vô cùng yêu cái đẹp và cực kỳ thích những thứ thời thượng. Mặc dù là người thuộc vương triều phong kiến, nhưng Lão Phật Gia lại rất thích những món đồ của người phương Tây, và máy ảnh là một trong số đó. Cũng chính bởi vậy, Từ Hi đã chụp rất nhiều ảnh lưu lại cho đời sau làm tư liệu lịch sử.

*Thanh Sử Cảo là bản thảo một bộ tư liệu lịch sử về triều đại nhà Thanh (Trung Quốc), bắt đầu từ khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích lập ra nhà Thanh vào năm 1616 đến khi Cách mạng Tân Hợi kết thúc sự thống trị của nhà Thanh vào năm 1911. Thanh Sử Cảo được xem là một chính sử của Trung Quốc, tương đương với Nhị Thập Tứ Sử.

Chân dung đệ nhất mỹ nhân cuối triều đại nhà Thanh bị Từ Hi Thái hậu cầm tù trong cung cấm, không cho phép sống cùng chồng - Ảnh 2.

Chân dung Tứ Cách Cách.

Trong những bức ảnh của Từ Hi, có thể thấy một mỹ nhân thường xuyên xuất hiện bên cạnh bà. Từ tần suất lộ diện trong ảnh chụp cùng Thái hậu, người ta có thể đoán ra người phụ nữ này chính là "tâm phúc" của Từ Hi. Thanh Sử Cảo còn gọi đây là "đệ nhất mỹ nhân cuối triều đại nhà Thanh".

Xinh đẹp là thế, nhưng cuộc đời của vị hồng nhan ấy lại khá buồn,thậm chí tên của nàng còn chẳng được lưu danh trong sử sách. Người ta chỉ biết nàng là Tứ Cách Cách, con gái của Khánh Thân Vương Dịch Khuông. Từ nhỏ, Tứ Cách Cách đã tỏ ra vô cùng thông minh, lanh lợi, hơn nữa còn là một người dịu dàng, lương thiện.

 

Chân dung đệ nhất mỹ nhân cuối triều đại nhà Thanh bị Từ Hi Thái hậu cầm tù trong cung cấm, không cho phép sống cùng chồng - Ảnh 3.

Đệ nhất mỹ nhân cuối triều đại nhà Thanh (Ảnh đã được phục chế qua app)

Khánh Thân Vương không có tài năng gì, nhưng lại biết cách khiến Từ Hi Thái hậu vui, thế nên ông rất được lòng Lão Phật Gia. Vào dịp mừng thọ tuổi 60 của Thái hậu năm 1894, Khánh Thân Vương đưa cô con gái thứ tư tiến cung để hầu hạ Từ Hi.

Từ Hi Thái hậu vô cùng yêu thích Tứ Cách Cách xinh đẹp, biết kể chuyện cười, và càng sủng ái Tứ Cách Cách vì nàng thường dâng cho Lão Phật Gia những món đồ chơi thú vị của người phương Tây lấy từ chỗ Dịch Khuông. Có lẽ sự xuất hiện dày đặc của Tứ Cách Cách trong hầu hết những bức ảnh chụp Từ Hi là minh chứng rõ ràng nhất cho sự yêu thích mà Lão Phật Gia dành cho nàng.

Vốn Từ Hi chỉ muốn giữ Tứ Cách Cách ở mãi bên cạnh mình, nhưng khi Cách Cách đến tuổi cập kê, Thái hậu không thể không để nàng xuất cung lấy chồng. Tứ Cách Cách được gả cho Hi Tuấn, con trai của Dụ Lộc - một vị quân cơ đại thần quyền cao chức trọng trong triều.

Chân dung đệ nhất mỹ nhân cuối triều đại nhà Thanh bị Từ Hi Thái hậu cầm tù trong cung cấm, không cho phép sống cùng chồng - Ảnh 4.

Từ trái qua phải: Tứ Cách Cách, Từ Hi Thái hậu, thái giám Lý Liên Anh - tâm phúc của Lão Phật Gia

 

Sau khi thành hôn, vợ chồng Tứ Cách Cách sống rất tình cảm. Tuy nhiên, hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, vì Từ Hi Thái hậu không thể chịu nổi những tháng ngày cô quạnh không có Tứ Cách Cách ở cạnh bên bầu bạn. Chưa được bao lâu, Từ Hi đã cho đón Tứ Cách Cách về lại Tử Cấm Thành. Mặc dù chẳng đành lòng rời xa người chồng mới cưới, nhưng Tứ Cách Cách không thể không làm theo mệnh lệnh của Thái hậu - người một tay che cả bầu trời, ngay cả cha nàng là Khánh Thân Vương cũng chẳng dám ho he nửa lời.

Đang trong thời kỳ tân hôn hạnh phúc, cặp đôi buộc phải sống cảnh phân ly. Tứ Cách Cách lại phải tiếp tục kè kè bên cạnh Thái hậu. Đến năm 1900, Tứ Cách Cách nhận được hung tin người chồng yêu dấu của nàng đã qua đời vì bệnh tật và đau buồn. Chưa đầy 30 tuổi, Tứ Cách Cách đã trở thành góa phụ. Lúc này, Từ Hi Thái hậu đành phải để nàng xuất cung, về nhà chịu tang chồng.

Khi Tứ Cách Cách vừa lo liệu xong tang lễ, Lão Phật Gia không thể chờ đợi thêm nữa, lập tức cho người đón nàng hồi cung. Kể từ giờ phút ấy, quãng đời còn lại của Tứ Cách Cách chỉ là ở cạnh bên bầu bạn cùng Thái hậu, một bước không rời.

Chân dung đệ nhất mỹ nhân cuối triều đại nhà Thanh bị Từ Hi Thái hậu cầm tù trong cung cấm, không cho phép sống cùng chồng - Ảnh 5.

Nụ cười miễn cưỡng của Tứ Cách Cách (Ảnh đã được phục chế qua app)

Tứ Cách Cách hồi cung với tâm trạng khá thê lương, nỗi đau mất chồng còn chưa nguôi ngoai, thế nhưng Từ Hi Thái hậu lại gấp gáp lôi nàng đi chụp ảnh. Thậm chí, Tứ Cách Cách còn bị ép phải hóa trang thành Long Nữ (nhân vật thường đứng phía sau, bên phải Quan Thế Âm Bồ Tát) với gương mặt tươi cười, đứng sau Từ Hi Thái hậu để tạo dáng. Trong những bức ảnh khi ấy, có thể thấy vẻ mặt của Tứ Cách Cách không được tự nhiên, nàng nở nụ cười vô cùng miễn cưỡng, còn trong ánh mắt ẩn giấu nỗi buồn đau man mác, dường như có thể bật khóc bất cứ lúc nào.

 

Năm 1908, Từ Hi Thái hậu qua đời, Tứ Cách Cách cũng đã gần 40 tuổi. Phần lớn cuộc đời Tứ Cách Cách đều sống trong cung, sau khi chồng mất nàng không tái giá và cũng không có con cái. Nàng Cách Cách xinh đẹp bậc nhất triều đại nhà Thanh đã dâng hiến hết cả tuổi thanh xuân cho Từ Hi Thái hậu, nhưng đến cuối cùng lại phải sống một cuộc đời bi thảm, cô quạnh, ngay đến tên tuổi cụ thể cũng chưa từng được lưu danh trong sử sách...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm