Rằm tháng Giêng ở một số nước trên thế giới
Những thú vị ít biết về Tết cổ truyền của người Khmer Nam Bộ / Sự tích và ý nghĩa của ngày Thần Tài mùng 10 Tết
Phong tục ngày rằm tháng Giêng bắt nguồn từ thời Tây Hán ở Trung Quốc, người ta còn tiến hành nghi thức rước đèn lồng rất đẹp mắt và long trọng. Chính vì thế, tết Nguyên Tiêu còn gọi là lễ hội lồng đèn.
Ngày nay các thành phố có người Hoa sinh sống đều có tổ chức tết Nguyên tiêu một cách long trọng, nhất là tại phố cổ Hội An, tỉnh Quảng nam. Nơi đó có Hội quán Phước Kiến ( còn gọi là Chùa Phúc kiến ) nay là đường Trần phú, Phường Minh an thành phố Hội An.
Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới (Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm.) Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm (ngày rằm tháng giêng âm lịch). Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng nguyên bởi vì còn có Tết Trung Nguyên ( rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên ( Rằm tháng mười ).
Ở Trung Hoa & Đài Loan, sau tết Nguyên Đán, tết Nguyên Tiêu được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là "Lễ hội đèn hoa" hoặc "Hội hoa đăng" (vì vậy mà có tên là tết Hoa Đăng). Tết bắt nguồn từ tục cúng tế thời Hán Vũ Đế với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, chơi lồng đèn ngũ sắc... kéo dài từ 13 đến 17 tháng giêng.
Lễ hội ngày rằm tháng Giêng ở Trung QuốcĐược yêu chuộng là những lồng đèn có hình thù rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích. Ngoài ra còn những tập tục khác như cúng tế cầu an, cầu phước; ăn bánh trôi (gọi là thang viên - viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn; ngâm thơ...
Người Đài Loan còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời. Nhiều người Đài Loan và sau này cả Hoa Lục còn coi đây như mùa Valentine phương Đông, tương tự như lễ Thất Tịch.
Ở Phi Luật Tân, vào dịp này có lễ hội diễu hành truyền thống đúng vào ngày và đêm rằm tháng giêng, đánh dấu khởi đầu năm mới. Ở Thái Lan, hội rằm tháng giêng là lễ hội cúng dường đức Phật, đức Pháp và đức Tăng qua hình thức tụng Tam Tạng Kinh Điển Phật từ 7 đến 10 ngày.
Ở Ấn Độ, quanh khu vực Thánh Địa nơi đức Phật thành đạo dưới cội bồ đề, các chùa và Tăng Ni, tín đồ nhiều quốc gia mà Phật Giáo là quốc giáo như Tây Tạng, Tích Lan, Miến Điện, Lào,Thái Lan, Cam Bốt tổ chức những Pháp Hội tụng Tam Tạng Pàli cúng dường đức Phật.
Ở Việt Nam, nhiều đình, miếu, chùa làng vào "ngày rằm lớn đầu năm" làm lễ cầu Quốc Thái Dân An. Những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống nhiều như Chợ Lớn, Hội An cũng có nhiều sinh hoạt đặc biệt như người Trung Hoa và Đài Loan nói trên đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái