Rắn bay truy đuổi thằn lằn bay
Hình xăm trên những xác ướp cổ đại: Nhện, rắn, túi cần sa… có đủ / Gà ngủ chung với rắn
Trong đoạn video được đăng tải bởiNational Geographic có nội dung về một cuộc đuổi bắt giữa hai loài bò sát, đặc biệt ở chỗ chúng không chỉ bò trườn mà còn bay lượn như chim!
Đoạn phim được quay tại một khu rừng Đông Nam Á, nơi có tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú nhờ những ưu đãi về điều kiện tự nhiên ở đây.
Clip nguồn:National Geographic.
Con rắn biết bay trên đoạn clip thuộc chi Chrysopeleaparadisi (hay còn được gọi làrắn bay thiên đường) được tìm thấy chủ yếu trongcác khu rừng ở Đông Nam và Nam Á.
Theo các nghiên cứu, rắn bay có nọc độc, nhưng không gây nguy hiểm cho con người. Khi bị cắn, những nọc độc của loài này chỉ gây ra đau đớn và làm bất động những con mồi nhỏ.
Điều đặc biệt của loài rắn này là chúng có thể cuộn chặt nửa thân mình ở phía đuôi rồi đột nhiên duỗi thẳng ra tạo một sức bật để phóng vào không trung như bay.
Loài rắn có thể bay hoặc “quăng xa” tới trên 15 mét, truyền từ cây nọ sang cây kia mà không phải bò xuống đất rồi lại leo lên.
Mỗi khi cần di chuyển chúng sẽ cuộn chặt nửa thân mình ở phía đuôi rồi đột nhiên duỗi thẳng ra tạo một sức bật để phóng vào không trung như bay. Chúng có thể bay từ cây này sang cây kia với khoảng cách đến 24 m. Tốc độ bay của loài rắn này dao động từ 8 m - 10 m/s.
Loài động vật được gọi là "Rồng bay" này còn sở hữu một bộ xương sườn dài rất hữu ích khi có thể duỗi thẳng ra và co rút lại theo ý muốn. Giữa xương sườn là phần da được xếp nếp và gấp gọn gàng dọc theo cơ thể nhưng khi cần thiết chúng sẽ mở ra và hoạt động như một đôi cánh. Đôi cánh này cho phép thằn lằn bay Draco đón được hướng gió và bay lướt đi một cách nhẹ nhàng.
Thằn lằn bay Draco dài khoảng 20 cm, bao gồm cả đuôi. Chúng có cơ thể khá dẹt và trọng lượng nhỏ, điều này giúp loài động vật bò sát có tên Draco có thể bay dễ dàng hơn trong không khí.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt